Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đám mây mặc quần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nguyen01 (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “{{Infobox book| <!-- See Wikipedia:WikiProject Novels or Wikipedia:WikiProject Books --> | name = Đám mây mặc quần | title_orig = Об…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 03:17, ngày 3 tháng 7 năm 2016

Đám mây mặc quần (tiếng Nga: Облако в штанах) – là một trường ca nổi tiếng của nhà thơ Vladimir Vladimirovich Mayakovsky viết trong các năm 19141915.

Đám mây mặc quần
Облако в штанах
Tập tin:Cloud in trousers.jpg
Thông tin sách
Tác giảVladimir Mayakovsky
Quốc giaĐế quốc Nga
Ngôn ngữTiếng Nga
Thể loạiThơ
Ngày phát hành1915

Đám mây mặc quần” được coi là kiệt tác của Mayakovsky. Bài thơ tình với cảm xúc mãnh liệt đến mức hoang dại. Nhà thơ tạo nên một hình thức mới, một hơi thở mới cho thơ ca Nga bằng việc cắt đứt vần điệu, trộn lẫn ngôn ngữ nói, cách thức biểu đạt thô thiển với những câu thơ mềm mại. Người ta vẫn thường so sánh Mayakovsky với T. S. Eliot (1885-1965) – nhà thơ Anh, nhà cách tân thơ ca Anh-Mỹ nửa đầu thế kỉ XX.

Lịch sử

Theo những người bạn của Vladimir Mayakovsky, trường ca lấy cảm hứng từ một chuyến đi của nhóm Futurists đến thành phố Odessa. Tại đây Mayakovsky đã gặp một người phụ nữ xinh đẹp tên là Maria Denisova và đã yêu cô tha thiết. Mặc dù rất hâm mộ nhà thơ nhưng cô đã từ chối mối quan hệ thân mật với ông. Tất cả nỗi đắng cay của mối tình bất hạnh này được Maia trút vào trường ca này. Tuy vậy, suốt cả trường ca, nhà thơ với vai trò của Sứ đồ thứ mười ba – (tên gọi lúc đầu bị kiểm duyệt thay đổi), là sự tượng trưng của một cuộc cách mạng sắp đến. Trường ca viết xong năm 1915, có 4 phần. Mỗi phần có một ý đồ nhất định. “Đả đảo tình yêu các người”, “đả đảo nghệ thuật các người”, “đả đảo trật tự các người”, “đả đảo tôn giáo các người”. Bốn tiếng kêu “đả đảo” này được dùng làm đầu đề cho 4 phần của tác phẩm” – Mayakovsky viết như vậy trong lời nói đầu của lần in thứ hai.

Ấn bản đầu tiên của trường ca, với nhiều cắt xén của kiểm duyệt, được Osip Brik phát hành tháng 9 năm 1915. Năm 1916 nó được tái bản bởi các nhà xuất bản “Cánh buồm” (Парус) cũng với nhiều cắt xén. Lần đầu tiên toàn bộ trường ca với nội dung đầy đủ được xuất bản vào đầu năm 1918 tại Moskva bởi nhà xuất bản ASIS (АСИС – Hiệp hội Nghệ thuật xã hội chủ nghĩa).

Trường ca nổi tiếng này của Vladimir Mayakovsky đã được dịch đầy đủ ra tiếng Việt.

Trích “Đám mây mặc quần"

4
Мария! Мария! Мария!
Пусти, Мария!
Я не могу на улицах!
Не хочешь?
Ждешь,
как щеки провалятся ямкою
попробованный всеми,
пресный,
я приду
и беззубо прошамкаю,
что сегодня я
«удивительно честный».
Мария,
видишь —
я уже начал сутулиться.
 
В улицах
люди жир продырявят в четырехэтажных зобах,
высунут глазки,
потертые в сорокгодовой таске,—
перехихикиваться,
что у меня в зубах
— опять!—
черствая булка вчерашней ласки.
Дождь обрыдал тротуары,
лужами сжатый жулик,
мокрый, лижет улиц забитый булыжником труп,
а на седых ресницах —
да!—
на ресницах морозных сосулек
слезы из глаз —
да!—
из опущенных глаз водосточных труб.
Всех пешеходов морда дождя обсосала,
а в экипажах лощился за жирным атлетом атлет;
лопались люди,
проевшись насквозь,
и сочилось сквозь трещины сало,
мутной рекой с экипажей стекала
вместе с иссосанной булкой
жевотина старых котлет.
 
Мария!
Как в зажиревшее ухо втиснуть им тихое слово?
Птица
побирается песней,
поет,
голодна и звонка,
а я человек, Мария,
простой,
выхарканный чахоточной ночью в грязную руку Пресни.
Мария, хочешь такого?
Пусти, Мария!
Судорогой пальцев зажму я железное горло звонка!
 
Мария!
 
Звереют улиц выгоны.
На шее ссадиной пальцы давки.
 
Открой!
 
Больно!
 
Видишь — натыканы
в глаза из дамских шляп булавки!
 
Пустила.
 
Детка!
Не бойся,
что у меня на шее воловьей
потноживотые женщины мокрой горою сидят,—
это сквозь жизнь я тащу
миллионы огромных чистых любовей
и миллион миллионов маленьких грязных любят.
Не бойся,
что снова,
в измены ненастье,
прильну я к тысячам хорошеньких лиц,—
«любящие Маяковского!»—
да ведь это ж династия
на сердце сумасшедшего восшедших цариц.
Мария, ближе!
В раздетом бесстыдстве,
в боящейся дрожи ли,
но дай твоих губ неисцветшую прелесть:
я с сердцем ни разу до мая не дожили,
а в прожитой жизни
лишь сотый апрель есть.
Мария!
 
Поэт сонеты поет Тиане,
а я —
весь из мяса,
человек весь —
тело твое просто прошу,
как просят христиане —
«хлеб наш насущный
даждь нам днесь».
 
Мария — дай!
 
Мария!
Имя твое я боюсь забыть,
как поэт боится забыть
какое-то
в муках ночей рожденное слово,
величием равное богу.
Тело твое
я буду беречь и любить,
как солдат,
обрубленный войною,
ненужный,
ничей,
бережет свою единственную ногу.
Мария —
не хочешь?
Не хочешь!
 
Ха!
 
Значит — опять
темно и понуро
сердце возьму,
слезами окапав,
нести,
как собака,
которая в конуру
несет
перееханную поездом лапу.
Кровью сердце дорогу радую,
липнет цветами у пыли кителя.
Тысячу раз опляшет Иродиадой
солнце землю —
голову Крестителя.
И когда мое количество лет
выпляшет до конца —
миллионом кровинок устелется след
к дому моего отца.
 
Вылезу
грязный (от ночевок в канавах),
стану бок о бок,
наклонюсь
и скажу ему на ухо:
— Послушайте, господин бог!
Как вам не скушно
в облачный кисель
ежедневно обмакивать раздобревшие глаза?
Давайте — знаете —
устроимте карусель
на дереве изучения добра и зла!
Вездесущий, ты будешь в каждом шкапу,
и вина такие расставим по столу,
чтоб захотелось пройтись в ки-ка-пу
хмурому Петру Апостолу.
А в рае опять поселим Евочек:
прикажи,—
сегодня ночью ж
со всех бульваров красивейших девочек
я натащу тебе.
Хочешь?
Не хочешь?
Мотаешь головою, кудластый?
Супишь седую бровь?
Ты думаешь —
этот,
за тобою, крыластый,
знает, что такое любовь?
Я тоже ангел, я был им —
сахарным барашком выглядывал в глаз,
но больше не хочу дарить кобылам
из сервской муки изваянных ваз.
Всемогущий, ты выдумал пару рук,
сделал,
что у каждого есть голова,—
отчего ты не выдумал,
чтоб было без мук
целовать, целовать, целовать?!
Я думал — ты всесильный божище,
а ты недоучка, крохотный божик.
Видишь, я нагибаюсь,
из-за голенища
достаю сапожный ножик.
Крыластые прохвосты!
Жмитесь в раю!
Ерошьте перышки в испуганной тряске!
Я тебя, пропахшего ладаном, раскрою
отсюда до Аляски!
 
Пустите!
 
Меня не остановите.
Вру я,
в праве ли,
но я не могу быть спокойней.
Смотрите —
звезды опять обезглавили
и небо окровавили бойней!
Эй, вы!
Небо!
Снимите шляпу!
Я иду!
 
Глухо.
 
Вселенная спит,
положив на лапу
с клещами звезд огромное ухо.
4
Maria! Maria! Maria!
Cho anh vào nhà Maria!
Anh không thể đứng ngoài đường phố
Em không muốn ư?
Em chờ
cho tóp vào đôi má
thử thách qua tất cả
nhạt phèo
anh đi đến đây
như người không răng nói đớt
rằng hôm nay anh
“vô cùng trung thực”
Maria
em thấy không
anh đã bắt đầu cúi gập.
 
Ngoài đường phố
những người béo mập rách trong những bướu cổ bốn tầng
lòi ra những đôi mắt
bơ phờ trong trận đòn của bốn mươi năm –
họ khúc khích cười
rằng trong răng của anh đây
– lại! –
chiếc bánh quỉ của âu yếm hôm qua.
Mưa tuôn trên đường phố
kẻ gian lận ép vào như đồng cỏ
ẩm ướt liếm lên đá vỡ trên đường
còn trên những bờ mi trắng xóa –
vâng! –
trên những bờ mi băng giá
từ những đôi mắt lệ tràn
vâng! –
từ những đôi mắt ống nước.
Những người đi bộ mưa quất lên mặt
những võ sĩ lực điền vạm vỡ nối đuôi nhau
người ta rạn nứt
đi xuyên qua
lớp băng non rỉ ra qua vết rạn
dòng sông đục từ đoàn người chảy xuống
cùng với chiếc bánh mì trong miệng
một sinh vật đã già.
 
Maria!
Biết làm sao nhét vào tai một lời lặng lẽ?
Con chim chọn lời hát
rồi hót lên
đói khát và ngân vang
còn anh là người Maria ạ
con người giản dị
vào bàn tay bẩn từng đêm khạc nhổ
nhạt nhèo và vô vị.
Em có muốn một người như thế Maria?
Maria, hãy cho anh vào nhà!
Anh bóp những ngón tay vào cổ sắt tiếng vang ra!
 
Maria!
 
Bãi rộng trên đường trở nên giận dữ
những ngón tay đè lên cổ trầy da.
 
Hãy mở cửa ra!
 
Đau đớn quá!
 
Em hãy nhìn –
mắt đâm vào chiếc kim băng trên mũ!
 
Thế là em cho anh vào nhà.
 
Này em!
đừng có sợ
rằng anh đây trên cổ
mồ hôi phụ nữ ướt đầm
đấy là đi qua cuộc đời anh mang
hàng triệu tình yêu sạch sẽ và to lớn
triệu triệu tình yêu nhỏ nhắn và vấy bẩn.
Đừng sợ nghe em
rằng bây giờ lại
buổi tiết trời thay đổi
anh ngã vào một nghìn gương mặt dễ thương kia
“những người yêu Maiakovsky” –
đấy là cả một triều đại
những bà hoàng trong tim của một kẻ điên.
Maria, em hãy lại gần thêm!
Trong sự bạo dạn trần truồng
trong run rẩy sợ hãi chăng
nhưng hãy cho anh hôn bờ môi em tuyệt đẹp:
anh với con tim chưa một lần đến tháng năm sống được
còn trong cuộc đời đã sống qua
chỉ là tháng tư thứ một trăm em à.
Maria!
 
Nhà thơ đọc thơ cho Tyana[1]
còn anh
tất cả bằng thịt bằng xương
anh là người thịt mắt trần mà lỵ
thân thể em anh cầu xin giản dị
như những người theo đạo vẫn cầu xin –
“hãy cho chúng con
đồ ăn cả ngày đầy đủ”.
 
Maria – cho anh chứ!
 
Maria!
Tên của em anh sợ quên
như nhà thơ sợ quên
một điều gì đó
sinh ra trong đau khổ hằng đêm
vĩ đại như là Thượng Đế.
Thân thể của em
anh yêu mến và giữ gìn
như người lính
trong cuộc chiến tranh
không có một ai cần
và không của một ai hết cả
sẽ gìn giữ bàn chân duy nhất của mình.
Maria –
em có muốn không?
em không muốn hả!
 
Ha!
 
Có nghĩa là – lại
tăm tối và buồn
tôi mang trong tim
đầy nước mắt
mang
như con chó
ở trong chuồng
giữ bàn chân
bị đoàn tàu cán đứt.
Tôi mừng vì máu con tim
dính như hoa bụi áo.
Mặt trời nhảy một nghìn lần
bằng điệu nhảy của con gái nàng Herodias[2]
còn mặt đất – cái đầu của Thánh Giăng.
Và khi tất cả tháng năm
của tôi đi về điểm cuối –
bằng triệu giọt máu tươi, sẽ nối
vệt hướng về ngôi nhà của bố tôi.
 
Tôi trèo
bẩn (vì ngủ đêm trên rãnh cống)
tôi kề vai sát cánh
rồi tôi cúi xuống
và nói vào tai Ngài
– Hãy nghe này Đức Chúa Trời!
Sao Ngài không thấy chán
trong những đám mây hờ hững
hàng ngày chấm những đôi mắt béo phì?
Có khi là
ta làm một vòng ngựa gỗ
ở trên cây biết điều thiện và điều dữ!
Ngài có mặt khắp nơi ở chốn trần gian
và những lỗi lầm ta sẽ đặt lên bàn
để cho Thánh Peter[3] u ám
dập dìu điệu nhảy ky-ka-pu[4] sẽ muốn.
Còn ở thiên đàng ta lại đặt nàng Eva[5]
xin Ngài hãy lệnh cho
ngày hôm nay khi đêm đến
khắp mọi đường phố những cô gái xinh như mộng
tôi sẽ mang đến cho Ngài.
Ngài có muốn không?
Hay là không muốn vậy?
Ngài lắc lư cái đầu, râu tóc rối?
Chau lông mày bạc phơ?
Ngài nghĩ là –
Cái này
sau Ngài, có cánh bay
sẽ biết rằng tình yêu là như thế đó?
Tôi cũng từng là thiên thần
mắt nhìn như chú cừu non
nhưng không còn muốn tặng cho những con ngựa cái
từ nỗi đau khổ của những chiếc bình.
Ngài đã từng nghĩ
ra đôi bàn tay
đã cho mỗi người có cái đầu
thì tại sao Ngài không nghĩ
để cho không còn đau khổ
để chỉ hôn, hôn, và hôn?!
Tôi vẫn nghĩ rằng – Ngài vô cùng mạnh mẽ
hóa ra chỉ là kẻ trí thức nửa mùa, nhỏ bé.
Ngài có thấy, tôi còng lưng
vì cái ống bốt chân
tôi lấy con dao con.
Những kẻ ba que xỏ lá
Cứ ở chốn thiên đàng
cứ việc xù lông trong sợ hãi!
Mùi trầm hương tôi sẽ mở ra
từ đây cho đến Alaska![6]
 
Hãy cho tôi bước vào nhà!
 
Các người không dừng tôi được.
Tôi dối gian
hay là sự thật
nhưng tôi không thể lặng yên hơn.
Các người hãy xem –
những ngôi sao lại xử trảm
và bầu trời càng đau đớn!
Ê, các người!
Bầu trời!
Hãy bỏ mũ xuống!
Tôi bước đi!
 
Điếc nặng.
 
Cả hoàn vũ ngủ yên
đặt bàn chân
với những ve sao một đôi tai lớn.

Chú thích

  1. ^ Tyana – tên một nhân vật nữ trong một bài thơ cùng tên của nhà thơ Igor Severianin (1887 – 1941).
  2. ^ Herodias – mẹ của Salome. Salome là một cô gái xinh đẹp và quyến rũ. “Trong ngày sinh nhật vua Herod nàng đã nhảy múa giữa những người dự tiệc làm vua rất thích và hứa sẽ cho nàng điều chi nàng muốn. Nàng Salome, theo lời xui của mẹ, bảo vua rằng nàng muốn cái đầu của Giăng Báp-tít (John the Baptist). Vua rất buồn nhưng vẫn sai chém đầu Giăng như nàng yêu cầu…” (Tân Ước_Ma-thi-ơ 14: 6-11). Nàng Salome đã nhảy quanh cái mâm có đặt cái đầu lâu của Giăng Báp-tít. Hai câu thơ trên đây của Maiakovsky nói về một sự tích trong Kinh Thánh. Trước Maiakovsky đã có nhiều ngưòi khai thác sự tích này. Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Oscar Wilde (1854 -1900) chuyển sự tích này thành vở kịch Salome nổi tiếng thế giới. Trong vở kịch này nàng Salome có phần đam mê mãnh liệt hơn, mọi tình tiết cũng phức tạp và gay cấn hơn. Giăng là một vị Thánh, xa lạ với những quyến rũ thân xác của phụ nữ nên ông thẳng thừng từ chối… Nhưng Salome không chịu đầu hàng: đã không chiếm đoạt được người tình bằng xương bằng thịt thì vẫn có được người tình, dù là xác chết… Vở kịch này cho thấy một sự ghen tuông, thói đỏng đảnh tai ác của phụ nữ trong tình yêu. Chính nàng Salome của Wilde (chứ không phải của Kinh Thánh) trong suốt hơn một trăm năm nay là nguồn cổ vũ cho rất nhiều nhà đạo diễn, nhiều họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn trong sáng tạo của mình.
  3. ^ Thánh Peter (Phi-e-rơ) – môn đệ của Đức Chúa Giê-su Christ, tác giả của 2 lá thư trong Tân ước.
  4. ^ Ky-ka-pu – một điệu nhảy rất thịnh hành thời đó.
  5. ^ Eva – người phụ nữ đầu tiên trong Kinh Thánh, vợ của Adam.
  6. ^ Alaska – bán đảo ở Bắc Mỹ, một bang của Hoa Kỳ.

Liên kết ngoài

  • Владимир Маяковский. “Том 1. Стихотворения, поэмы, статьи 1912-1917”. Ruslit.traumlibrary.net. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2013. Chú thích có tham số trống không rõ: |description= (trợ giúp)