Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Nghi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Xem thêm: AlphamaEditor, Restructure category + change Thể loại:309 TCN by Thể loại:Năm 309 TCN, Executed time: 00:00:00.2808005 using AWB
Bỏ liên kết đến trang định hướng Đơn Dương dùng popups
Dòng 46:
{{cquote|''Trước kia tôi tham gia buổi tiệc của ông, không hề lấy cắp ngọc bích của ông, thế mà ông đã vô cớ ra lệnh đánh đập tôi. Vậy bây giờ ông hãy rán lo giữ lãnh thổ của nước Sở, vì tôi nhất định sẽ cướp lấy thành trì của Sở Quốc để trả thù.''}}
 
Năm 313 TCN, theo đúng kế hoạch, Tần Huệ Văn vương bãi chức Thừa tướng của Trương Nghi, để ông có cớ vào nước Sở tìm gặp [[Sở Hoài vương]]. Ông dùng nhiều vàng bạc mua chuộc các cận thần của Hoài vương và cũng tìm mọi cơ hội để lấy lòng vua Sở. Sau khi đã gây dựng được niềm tin vững chắc, Trương Nghi tỉ tê với Hoài Vương rằng nếu Sở tuyệt giao với Tề thì Tần sẽ trả vùng đất 600 dặm ở Thượng Ư mà Tần lấn chiếm trước kia về cho Sở. Sở Hoài Vương thấy lợi nên đã quyết định chọn tuyệt giao với Tề, bất chấp sự phản đối kịch liệt của một số triều thần tỉ như Trần Chẫn. Sau đó Hoài vương phái một sứ thần theo Trương Nghi về Tần để nhận đất; tuy nhiên Trương Nghi lại giả vờ say rượu ngã khỏi xe, rồi lấy cớ này cáo bệnh không ra làm việc với sứ thần, khiến sứ thần của Sở suốt ba tháng bị Trương Nghi nhốt ở ngoài đường. Sở vương cho rằng Tần còn hoài nghi thành ý của Sở nên đã sai một sứ thần khác sang Tề mắng chửi, nhục mạ; khiến [[Tề Mẫn vương]] tức giận tuyệt giao với Sở mà liên minh với Tần. Khi liên minh giữa Sở và Tề bị phá vỡ, Trương Nghi lúc này trở mặt, không dâng 600 dặm đất Thương Ư nữa mà chỉ đề nghị dâng Sở vương 6 dặm đất của mình. Tức giận vì bị lừa, Sở Hoài Vương mang quân đánh Tần tuy nhiên không biết rằng Tần đã có chuẩn bị trước. Thế là quân Sở bị Tần đánh tan gần [[Đơn Dương]], chết 8 vạn người, đại tướng [[Khuất Cái]] và phó tướng [[Phùng Hầu Sửu]] bị Tần bắt làm tù binh, vùng Hán Trung bị Tần chiếm lĩnh. Sở Vương càng tức giận, liên minh với Tề và Tống xua quân vào Lam Điền tấn công Tần nhưng lại bị bại trận. Các đồng minh Tam Tấn của Tần cũng mở các đợt tấn công vào Sở khiến Sở thiệt hại nặng nề, buộc phải lui quân.
 
Năm 311 TCN, Tần lại xoa dịu Sở, lần này đưa mồi nhử là trả lại một phần đất đai Tần đã lấn chiếm. Sở Hoài vương do tức giận Trương Nghi lừa mình nên chỉ yêu cầu giao Trương Nghi cho Sở chứ không đòi đất. Trương Nghi thấy thế, chủ động xin sang Sở để lừa Hoài vương thêm một lần. Ông biết rõ Hoài vương rất sủng ái người thiếp của mình là nàng Trịnh Tụ cũng như viên đại thần Cận Thượng, và bản thân Cận Thượng và Trịnh Tụ có mối quan hệ giao hảo rất tốt với nhau. Vì vậy, Trương Nghi quyết định lợi dụng hai nhân vật này làm bình phong cho mình, và những dự đoán của ông là chính xác. Sở Hoài Vương sau khi nghe lời tỉ tê của Cận Thượng và Trịnh Tụ đã thả Trương Nghi khỏi ngục thất, thậm chí còn mở tiệc khoản đãi ông. Trong bữa tiệc này, Trương Nghi còn tiếp tục lừa gạt Hoài vương khi ông cố tình bàn luận về mối giao hảo tốt đẹp giữa Tần và Sở. Không lâu sau đó, [[Khuất Nguyên]] vừa đi sứ Tề về, đã kiến nghị Sở vương giết chết Trương Nghi trừ hậu họa nhưng đã quá muộn: họ Trương đã nhanh chân trốn thoát khỏi nước Sở từ lâu.