Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cá diêu hồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n viết hoa, replaced: Đài loan → Đài Loan
Dòng 33:
Năm 1975, xuất hiện một cá cái rô phi đỏ có màu sáng và nặng 1.200 gam trong vòng 18 tháng. Cho lai con này với con rô phi đỏ khác thì được 4 nhóm: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt. Dòng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn không còn chấm đen. Cho dòng đỏ này sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và màu đỏ rất ổn định. Vì dòng cá này có hình dạng và màu đỏ rất giống cá tráp đỏ ở biển nên mới có tên “Diêu hồng” hay “Điêu hồng” (tráp đỏ - chính xác phải gọi là “hồng điêu” theo tiếng Trung Quốc)
 
Người ta còn lai rô phi màu đỏ (diêu hồng) với dòng O.aureus cho ra được F1 có 65% màu đỏ toàn là đực, 35% màu đen thì có 7 - 8% là cá cái. Cá F1 lớn nhanh nhất là con đực, có thể đạt cỡ 2 – 3 &nbsp;kg. Khi lai cá diêu hồng với dòng O. urolesis hornorum thì cho ra F1 có 65% đỏ, 35% đen và 100% là cá đực. Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã nhập 1 đàn cá diêu hồng từ AIT (năm 1990) và thử nghiệm nuôi, nghiên cứu về sinh học, khả năng chịu đựng của cá diêu hồng với độ mặn, pH, nhiệt độ,... Từ năm 1997, cá diêu hồng được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện nay Việt Nam đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu bản địa và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.<ref name="binhthuan1"/>
 
Như vậy, cá diêu hồng về bản chất cũng chỉ là [[cá rô phi]] có [[đỏ|màu đỏ]]. Sau khi đã có dòng cá rô phi đỏ, người Đài Loan phát triển mạnh nuôi dòng cá này với cá được xử lý hoặc lai cho cá toàn là đực. Nuôi rô phi đỏ đơn tính đực đã xuất phát từ Đài Loan và đã nuôi ổn định từ những thập niên 80 của thế kỷ trước. Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vực [[Đông Á]] và [[Đông Nam Á]] và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâm canh hoặc quảng canh. Hiện nay, cá diêu hồng được phát triển rộng rãi ở các nước khác nhau ở [[Châu Á]] với các dòng khác nhau qua lai tạo và cách thức nuôi khác nhau.
Dòng 45:
 
=== Tập tính ăn ===
Đây là loài cá ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, [[rau muống]] và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,... Cá điêu hồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm thuận lợi cho nuôi thâm canh. Ngoài ra có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (nhu vỏ [[tôm]], râu [[mực]], đầu cá,....) hay các phấn phẩm [[lò giết mổ gia súc]] để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài [[ốc bươu vàng]] làm nguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn.
 
Trong ao nuôi hoặc bằng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (đạm từ 20 – 25%). Nhưng do thả cá nuôi trong vèo với mật độ cao, nên cần thiết phải sử dụng thức ăn dạng viên để dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn thừa và hạn chế sự thất thoát thức ăn cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi. Thức ăn công nghiệp được sản xuất cần có đầy đủ thành phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid....
Dòng 60:
: Người ta còn tạo ra rô phi siêu đực ( có nhiễm sắc thể YY), khi thả ghép cá siêu đực với cá cái bình thường sẽ cho ra đàn cá có tỷ lệ đực rất cao ( lý thuyết là 100%)
:3. Phương pháp hóa sinh: cho cá bột ăn thức ăn có trộn hormone 17a methyltestosterone ( viết tắt là MT) hoặc 17a ethynyltestosterone (ET) trong 21 ngày tuổi đầu tiên. Rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ này.
: Ở Thái Lan đã phát triển công nghệ từ những thập niên 90, ở Đài loanLoan từ những năm 80 của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, từ 1993 cũng đã áp dụng chuyển đổi giới tính cá diêu hồng bằng MT ở nhiều cơ sở sản xuất cá giống.<ref name="binhthuan1"/>
 
== Giá trị kinh tế ==
Dòng 77:
== Chú thích ==
{{reflist}}
 
[[Thể loại:Họ Cá hoàng đế|O]]
[[Thể loại:Chi Cá rô phi]]