Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào Cơ Đốc giáo phi hệ phái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Trong [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]], thuật từ liên phái hoặc phi hệ phái (''non-denominational'') được dùng để chỉ những giáo đoàn không chịu thiết lập quan hệ chính thức với một hệ phái nào. Các giáo đoàn liên phái được thành lập trên nguyên tắc hoàn toàn độc lập trong tổ chức và thờ phụng mà không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào đến từ các tổ chức giáo hội cấp vùng, quốc gia hay quốc tế. Thành viên của các giáo đoàn (còn gọi là hội thánh) chủ trương đứng ngoài các ranh giới hệ phái và chỉ đơn giản nhận mình là "[[kitô hữu|tín hữu Cơ Đốc]]".
 
Các hội thánh liênphi hệ phái khước từ các ý niệm về một cấu trúc giáo phái, nhưng tập chú vào nguyên tắc tôn trọng quyền tự trị của mỗi giáo đoàn. Họ cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ hội thánh tiên khởi không hề có sự hiện hữu của các giáo phái. Họ thường trưng dẫn Corinthians 1: 10-13 trong [[Tân Ước]] để củng cố luận điểm này:
<blockquote class="toccolours">
Tôi có ý nói rằng trong anh em mỗi người nói như vầy: "Ta là môn đồ của [[Sứ đồ Phaolô|Phao-lô]]", "ta là của Apollos", "ta là của [[Sứ đồ Peter|Peter]]", và "Ta là của Chúa Cơ Đốc". Chúa Cơ Đốc bị phân rẽ ra sao? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh thế cho anh em, hay là anh em đã nhân danh Phao-lô mà chịu báp têm sao?</blockquote>
==Lịch sử==
[[Tập tin:4202778522917l.jpg|thumb|right|280px|''Bread of Life Ministries'', [[Manila]], là một trong những [[đại giáo đoàn]] liên phái tại [[Philippines]].]]
'''Phong trào Cơ Đốc Liêngiáo phi hệ phái''' khởi phát từ trong cộng đồng [[Tin Lành|Kháng Cách]] (''Protestant''), xem mình là một phần của hội thánh chung trong mục tiêu hiệp nhất hội thánh về mặt tổ chức.
 
Khái niệm về hội thánh hữu hình và [[hội thánh vô hình]] đã có từ thời [[Augustine thành Hippo|Augustine]],<ref>Augustine, ''On Christian Doctrine'', p. 32-34</ref> lần đầu tiên được [[Martin Luther]] nêu lên tỏ tường,<ref>Luther, Martin. ''Preface to Revelation''</ref> và sau đó dược [[John Calvin]] đưa vào nên thần học của mình.<ref>Calvin, John. ''Institutes of the Christian Religion'', quyển 4, chương 1, phần 7.</ref> Đó là cách Luther giải quyết điều có vẻ như bất nhất giữa những phẩm chất của Hội thánh như chúng ta thấy được miêu tả trong [[Kinh Thánh]] với những đặc tính của Hội thánh thực ngoài đời, như hiện có trên thế gian này. Ông nêu lên rằng Hội thánh thật (tức hội thánh vô hình) chỉ bao gồm những người được xưng công chính, những người được thông công với [[Thiên Chúa]] trong ơn [[cứu rỗi]] mà thôi.<ref>Erickson, Millard J. Thần học Cơ Đốc giáo. Bản Việt Ngữ của Viện Thần học Tin Lành Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Hà Nội, 2007. p. 394</ref>
Dòng 31:
 
Bên ngoài lĩnh vực thần học, trong các giáo đoàn liên phái không có sự phân biệt đối với các dị biệt về quan điểm [[chính trị]] hoặc nguồn gốc [[tôn giáo]].
 
== Chỉ trích ==
Học giả tôn giáo [[Stephen Prothero]] cho rằng chủ nghĩa phi hệ phái che đậy các vấn đề thần học và linh đạo – vốn đã chia tách Cơ Đốc giáo thành các hệ phái – đằng sau một cái vỏ bọc "hiệp nhất Cơ Đốc giáo". Ông coi rằng phong trào phi hệ phái khuyến khích một thế hệ của Cơ Đốc giáo – và thực ra là mọi tôn giáo – thành "đạo lý chung chung" dễ chịu thay vì quan tâm đối mặt với sự phức tạp trong văn hóa và tâm linh của các tín đồ. Prothero còn cho rằng nó cũng vận động cho sự thiếu hiểu biết về Kinh sách, dẫn tới sự giảm bớt khả năng lĩnh hội tôn giáo, gia tăng nguy cơ hiểu lầm và xung đột liên tôn giáo.<ref>{{cite book
|last=Prothero
|first=Stephen
|authorlink=Stephen Prothero
|title=Religious Literacy: What Every American Needs to Know - and Doesn't
|year=2007
|publisher=HarperOne
|location=[[New York City|New York]]
|isbn=0-06-084670-4
}}
</ref>
 
Linh mục [[Anh giáo]] duy truyền thống Jonathan A. Mitchican cũng cho rằng thuật từ ''phi hệ phái'' thực chất gây sai lệch: "Nếu một nhà thờ ở Hoa Kỳ tự gọi mình là 'phi hệ phái' thì chín trong số mười lần, điều họ muốn nói là [[Báp-tít|Baptist]]". Lời kêu gọi hoán cải cá nhân từ bàn thờ thay thế cho các bí tích trong vai trò là phương tiện của ân sủng. [Theo đó], phép báp-têm là biểu trưng cho sự hoán cải của một người, không còn là gì hơn nữa, và chỉ thích hợp cho người trưởng thành."<ref name="anglicancritic">{{cite web|url=http://conciliaranglican.com/2014/01/19/ask-an-anglican-an-evangelical-a-baptist-and-a-charismatic-walk-into-a-bar/|title=Ask an Anglican: An Evangelical, a Baptist, and a Charismatic Walk Into a Bar…}}</ref>
 
==Xem thêm==
*[[Đại giáo đoàn|Đại Giáo đoàn]]
*[[Phong trào vô giáo hội]]
*[[Chủ nghĩa hậu hệ phái]]
 
==Chú thích==
{{Tham khảo|2}}
 
==Liên kết ngoài==
*[http://hirr.hartsem.edu/org/faith_congregations_research_nondnmcong.html Nondenominational Congregations Study]