Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quách Gia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa đổi nhỏ
sửa đổi nhỏ
Dòng 29:
 
''Phó tử'' chép: Tào Tháo hỏi Quách Gia:
:''Bản Sơ nắm giữ bộ chúng Ký Châu, Thanh Châu và Tinh châuChâu theo hắn, đất rộng binh cường, mà nhiều lần có hành vi không cung kính. Ta muốn đánh dẹp hắn, mà sức chẳng địch nổi, biết phải làm sao?"''
Quách Gia đáp:
:''Cái hơn kém của Lưu, Hạng là điều mà công biết rõ vậy. [[Hán Cao Tổ]] chỉ hơn về trí; [[Hạng Vũ]] tuy mạnh, rút cục bị Lưu Bang bắt. Gia này trộm tính rằng, Viên Thiệu có 10 điều bại, công có 10 điều thắng, dẫu binh cường mạnh, cũng chẳng là gì.''
Dòng 37:
# ''Thiệu ngoài mặt khoan hòa trong lòng nghi kị, dùng người lại ngờ vực họ, chỉ tin dùng con em thân thích; công bề ngoài giản dị dễ dãi nhưng trong lòng sáng suốt khéo léo, dùng người không hề ngờ vực, chỉ theo tài thích hợp mà dùng, chẳng kể thân sơ, là thắng về độ, là bốn.''
# ''Thiệu nhiều mưu kế mà thiếu quyết đoán, về sau thường mắc sai lầm; công có kế sách hay là thi hành ngay, ứng biến vô cùng, là thắng về mưu, là năm.''
# ''Thiệu cậy gia thế nhiều đời, bàn chuyện lễ nghĩa cao siêu để lấy tiếng khen, kẻ sĩ thích nói lời tán tụng theo về đông; công lấy sự chí tamtâm đãi người, theo lẽ thực mà làm, không vì tiếng khen hão, lấy sự kiệm ước làm gương cho kẻ dưới, với người có công thì không hề bủn xỉn, kẻ sĩ trung chính có tầm nhìn xa và thực tài đều nguyện chịu sự sai khiến, là thắng về đức, là sáu.''
# ''Thiệu thấy người ta đói rét, vẻ thương xót lộ ra nét mặt, nếu không nhìn thấy thì cũng chẳng nghĩ đến, đấy là lòng nhân của đàn bà thôi; công với những việc nhỏ trước mắt thường bỏ qua, đến lúc có việc lớn lại giúp khắp bốn bề, ân huệ ban ra vượt quá cả kỳ vọng, dẫu việc không nhìn thấy vẫn suy tính đầy đủ, không gì không chu toàn, là thắng về nhân, là bảy.''
# ''Đại thần của Thiệu tranh đoạt quyền bính, lời sàm nịnh mê loạn; công dùng đạo lí quản thuộc hạ, lời gièm pha ton hót không nghe, là thắng về minh, là tám.''
Dòng 56:
Tào Tháo theo lời Quách Gia.
==Đối xử với Lưu Bị==
Đầu năm Kiến An thứ 4 (199), Tào Tháo đánh thắng Lã Bố, ban sư hồi triều. [[Lưu Bị]] cũng theo về Hứa Đô, theo công ban thưởng, cho Bị làm Dự Châu mục.
 
''Ngụy thư'' chép: Có người bảo Tào Tháo rằng:
Dòng 65:
:''Ngài nói trúng ý ta rồi.''
''Phó tử'' chép: Khi Lưu Bị đến hàng, Tào Tháo dùng lễ khách đối đãi. Quách Gia nói với Tào Tháo rằng:
:''Bị có hùng tài mà rất được lòng người. [[Trương Phi]], [[Quan Vũ]] đều có sức địch muôn người, sẵn lòng chết vì Bị. Gia xét thấy, Bị rốt cuộc không chịu ở dưới người, mưu tính của hắn chưa thể lường được vậy. Cổ nhân có nói ''"Một ngày thả địch, hậu hoạn nhiều đời"''. Nên sớm liệu đi''<ref name=":2" />''.''
Bấy giờ, Tào Tháo phụng mệnh Thiên tử để hiệu lệnh thiên hạ, đang chiêu dụ kẻ anh hùng để nêu cao đại tín, chưa theo mưu của Gia được. Đến lúc sai Bị đi đánh [[Viên Thuật]], Quách Gia và [[Trình Dục]] đều đón xe ngựa mà can rằng:
:''Thả Bị đi, là sinh biến vậy''<ref name=":2" />''!''
Bấy giờ Bị đã đi xa, đến Từ Châu liền giết tướng Xa Trụ của Tào Tháo, chiếm Từ Châu, cất binh làm phản. Tháo hận đã không dùng lời của Gia.
 
Bùi Tùng Chí khi chú giải đã cho rằng 2 cách nói trong ''Ngụy thư'' và ''Phó tử'' là trái ngược nhau, nhưng không chỉ ra cách nói nào là đúng.
:''[[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc diễn nghĩa]]'' thiên về cách nói trong ''Phó tử''.