Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 235:
Sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản diễn ra tạo điều kiện thuận lợi cho những nhóm Cộng sản đang bị bao vây bởi cả hai thế lực Quốc Dân Đảng - [[Đế quốc Nhật Bản|Đế quốc Nhật]] khi đó. Tuy nhiên, sự thiếu tin tưởng giữa hai bên hầu như chưa thay đổi. Liên minh này bắt đầu tan vỡ từ cuối năm [[1938]], dù Nhật Bản đã giành được và củng cố vững chắc nhiều vùng lãnh thổ ở phía Bắc Trung Quốc và vùng Đồng bằng [[trường Giang|sông Dương Tử]] màu mỡ ở Trung Nguyên. Sau năm [[1940]], những cuộc xung đột giữa Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng ngày càng trở nên thường xuyên và gay gắt tại những vùng không thuộc quyền kiểm soát của Nhật. Đảng Cộng sản mở rộng ảnh hưởng của mình ở bất cứ cơ hội nào có thể và thể hiện mình là những tổ chức to lớn với cách quản lý hành chính hiện đại, cùng với những cải cách ruộng đất và thuế má khiến nông dân ùn ùn theo họ; trong khi Quốc Dân Đảng tìm cách kiểm soát và ngăn cản sự mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản.
 
Năm [[1945]], Trung Hoa Dân quốc xuất hiện từsau cuộc thế chiến thứ hai ( 1939-1945 ) với danh nghĩa và hình tượng trong mắt quốc tế là một cường quốc quânlớn mạnh giành chiến thắng cũng như là một đồng minh vĩ đại của phe Đồng sựminh nhưng trên thực tế là một đất nước với nền kinh tế kiệt quệ và đang bên bờ một cuộc [[nội chiến]]. Kinh tế bị phá hủy, kiệt quệ để thỏa mãn các nhu cầu chiến tranh với bên ngoài cũng như các cuộc tranh giành từ bên trong, [[lạm phát]] gia tăng với những kẻ đầu cơ, tích trữ, và cất giấu. [[Nạn đói]] đến cùng với [[chiến tranh]], hàng triệu người mất nhà cửa vì lũ lụt và tình trạng bất ổn khắp nơi trên đất nước. Tình hình càng rắc rối thêm khi [[Đồng minh]], theo [[Hội nghị Yalta]] vào [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1945]] cho phép [[hồng Quân|quân đội Liên Xô]] tiến vào [[Mãn Châu]] nhằm thúc đẩy quá trình tiêu diệt [[quân đội Nhật Bản]]. Dù người Trung Quốc không hề có mặt tại [[Yalta]], họ chỉ được tham vấn; và họ đã đồng ý cho [[người Nga]] tiến vào với hy vọng [[Liên Xô]] sẽ chỉ đàm phán với chính phủ Quốc Dân Đảng. Sau cuộc chiến, [[Liên Xô|Liên bang Xô Viết]], như một phần của thỏa thuận Yalta, cho phép họ tăng cường ảnh hưởng tại Mãn Châu, phá hủy và dỡ bỏ quá nửa số thiết bị quân sự của [[Nhật Bản|Nhật]] tại đó. Sự hiện diện của Liên Xô tại vùng Tây Bắc Trung Quốc cho phép Đảng Cộng sản Trung Hoa đủ thời gian để tự trang bị cho mình với các vũ khí của quân đội Nhật. Các vấn đề phục hồi các vùng đất chiếm đóng cũ của Nhật và tái thiết đất nước sau những sự tàn phá của chiến tranh bắt đầu được đặt ra.
 
==Nội chiến (1945-1949)==