Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 135:
* Giáo hội Công giáo khởi xướng phong trào đề cao phụ nữ và nữ quyền. Trái với định kiến [[trọng nam khinh nữ]] vào thời xưa, Giáo hội đánh giá cao người phụ nữ và đã tôn vinh nhiều vị [[Thánh (định hướng)|Thánh nữ]], nâng một số Thánh nữ lên hàng [[Tiến sĩ Giáo hội]], một tước hiệu cao quý chỉ được trao cho một vài vị Thánh lỗi lạc của Giáo hội Công giáo, và tỏ lòng quý trọng các [[nữ tu]]. Sở dĩ nữ tu không được làm linh mục trong Giáo hội là vì truyền thống do Chúa Giêsu đặt để chỉ chọn người nam làm linh mục, Giáo hội không có thẩm quyền sửa đổi truyền thống này. Nhiều phụ nữ đã để lại vết son trong sử sách Giáo hội như các Thánh nữ [[Hildegard von Bingen]], [[Catarina thành Siena]], [[Têrêsa thành Ávila]], [[Têrêsa thành Lisieux]], những người phụ nữ nổi bật trong lĩnh vực chính trị có thể kể đến [[Bertha xứ Kent]], [[Nữ hoàng Matilda]], [[Elizabeth xứ Aragon]]. Công giáo cũng mang đến cho nền văn minh con người nhiều nhà khoa học và giáo sư là phụ nữ đầu tiên trên thế giới như nữ giáo sư vật lý Italia [[Trotula]] ở [[Salermo]] trong thế kỷ 11, và nữ giáo sư vật lý [[Dorotea Bucca]], người đã giữ ghế giáo sư y khoa trưởng tại Đại học Bologna, nữ triết gia [[Elena Lucrezia Piscopia]], người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận bằng tiến sĩ triết học (1678) và [[Maria Agnesi]] (1799), một triết gia, nhà giả kim học, nhà ngôn ngữ học và nhà toán học là người phụ nữ được [[Giáo hoàng Biển Đức XIV|Giáo hoàng Benedict XIV]] chỉ định trở thành giáo sư toán học đầu tiên tại Italia vào năm 1750.<ref name="VietCat" /><ref name="Catholic Herald" /> Vào tháng 3 năm 2004, [[Mary Ann Glendon]], giáo sư luật học tại [[Đại học Harvard]], cựu [[Đại sứ]] Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, chủ tịch Hội đồng Đạo đức Sinh học của tổng thống Mỹ được Giáo hoàng Gioan Phaolô II chỉ định làm Chủ tịch [[Viện Hàn Lâm Khoa Học Giáo hoàng]] và là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đảm trách chức vụ này;<ref name="wiki52">{{chú thích web |url=http://en.wikipedia.org/wiki/Mary_Ann_Glendon |title= Mary Ann Glendon | publisher = Wikipedia}}</ref> trước đó vào năm 1995, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng đã chọn bà là người đại diện Vatican tham dự Hội nghị Quốc tế về các Quyền của Phụ nữ tại [[Bắc Kinh]] ([[Trung Quốc]]) do Liên Hiệp Quốc tổ chức.
 
[[Tập tin:FranciscoCanonization (202014-03-2013 The Canonization of Saint John XXIII and Saint John Paul II (14036966125).jpg|nhỏ|phải|Cũng như các Giáo hoàng trước, Phanxicô là một học giả thần học uyên thâm và thông thạo nhiều ngôn ngữ như [[tiếng Đức]], [[tiếng Ý]], [[tiếng Tây Ban Nha]], [[tiếng Anh]], [[tiếng Pháp]], [[tiếng Bồ Đào Nha]] và [[latinh|tiếng Latinh]],...]]
 
* Giáo hội Công giáo kiến tạo và phong phú hóa các hệ thống ngôn ngữ căn bản của con người như tiếng [[Hy Lạp]], [[Latinh]] và [[bảng chữ cái]] alphabet. Giáo hội cũng sáng tạo ra hệ thống [[chữ nổi Braille]] dành cho người mù. Vào năm 1784, [[Valentin Haüy]], anh trai của [[Abbé Haüy]], một linh mục Công giáo người Pháp, người phát minh ra [[tinh thể học]], đã thành lập ngôi trường đầu tiên trên thế giới dành cho người mù mang tên Viện Khiếm thị Hoàng gia thanh thiếu niên tại [[Paris]] (ngày nay gọi là Viện Quốc gia người khiếm thị, [[INJA]]). Sinh viên nổi tiếng nhất của trường này, [[Louis Braille]], vào học năm 1819, với sự hướng dẫn của Valentin Haüy đã phát triển một hệ thống chữ nổi cho người mù đọc mà ngày nay trên toàn thế giới hệ thống chữ Braille này mang tên ông.<ref name="VietCat" /><ref name="Catholic Herald" /> Tại [[Việt Nam]], vào thế kỷ thứ 17, nhà truyền giáo [[Dòng Tên]] [[Alexandre de Rhodes]] người Pháp là người đầu tiên sáng tạo, biên soạn và truyền bá [[quốc ngữ|chữ quốc ngữ]] mà người Việt Nam sử dụng ngày nay. Chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại có một số cải tiến theo thời gian, nhưng chủ yếu vẫn lấy nền tảng là công trình tự điển Việt-Bồ-La xuất bản ở Rôma năm 1651 và hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latinh do linh mục Alexandre de Rhodes biên soạn.<ref name="wiki53">{{chú thích web |url=http://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes |title= Alexandre de Rhodes | publisher = Wikipedia}}</ref>