Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Ngoại giao: Bổ sung việc Trần Nhật Lễ cử sứ triều cống
Đã lùi lại sửa đổi 23938600 của Mrfly911 (thảo luận)
Dòng 213:
 
== Ngoại giao==
Hoàng đế [[Minh Thái Tổ|Hồng Vũ]] là người không thích xen vào việc nội bộ của quốc gia khác và phản đối dùng quân đối với các nước láng giềng. Ngay từ năm [[1369]], quốc vương [[nhà Trần]] là [[Dương Nhật Lễ|Trần Nhật Lễ]] đã sai sứ sang triều cống hoàng đế Hồng Vũ, trở thành vị quốc vương đầu tiên cử sứ sang triều công nhà Minh.<ref>Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://epress.nus.edu.sg/msl/entry/302, accessed July 11, 2016.</ref> Những năm đầu, triều đình Minh thực thi thể chế triều cống, mậu dịch triều cống cho nhiều hơn nhận, nhiều [[Người Nhật|người Nhật Bản]] giả làm sứ giả triều cống nhằm nhận được lợi ích. Trên thực tế, [[Nhật Bản]] đang trong trạng thái cát cứ, không có chính quyền trung ương thống nhất, rất nhiều người Nhật Bản giả làm sứ giả triều cống sang Trung Quốc không thuộc quyền quản lý của chính phủ Nhật Bản, sau khi triều cống họ lưu lại cướp đoạt tại khu vực duyên hải của Trung Quốc, đây là [[Uy khấu]] thời Minh sơ. Nhằm phòng chống Uy khấu, [[Minh Thái Tổ]] ban bố chính sách [[hải cấm]]. Từ đó trở đi, nếu muốn sang Trung Quốc giao thương thì cần phải theo phương thức triều cống kiêm mậu dịch, ngoài ra còn có tác dụng thu phục kết giao các quốc gia xung quanh. Chính sách quản chế mâu dịch nghiêm khắc của triều Minh khiến cho mậu dịch thông thường được tiến hành bí mật, chuyển thành mậu dịch buôn lậu. Khu vực tập trung cảng mậu dịch khu vực chuyển từ [[Quảng Đông]], [[Phúc Kiến]] sang các thuộc địa của phương Tây tại [[Đông Nam Á]]. Do chính phủ Trung Quốc mất đi vai trò duy trì trật tự trên biển, các tập đoàn hải tặc hoành hành. Do mậu dịch hàng hải vẫn phải tiến hành theo phương thức ngầm, lượng lớn đồ bạc từ châu Mỹ được đưa vào Trung Quốc, bạc bắt đầu đóng vai trò là tiền tệ phổ biến<ref>陳高華、陳尚勝.《中國海外交通史》.台北.文津出版社.1997 年.</ref>.
 
===Trịnh Hòa đi Tây dương và hải cấm===
Sau khi [[Minh Thành Tổ]] lên ngôi, trong những năm Vĩnh Lạc, triều đình phái khiển nhà hàng hải [[Trịnh Hòa]] đem thuyền đội bảy lần đi Tây Dương, đi xa nhất đến bờ biển phía đông châu Phi, và còn phái khiển [[Trần Tử Lỗ]] đi sứ sang mười tám nước tại [[Tây Vực]] như [[Nhà Timur|Samarkand]], Thổ Lỗ Phồn, Hỏa Châu, tăng cường giao lưu về kinh tế chính trị giữa triều Minh và thế giới, thể hiện triều đại Vĩnh Lạc ở vào đỉnh cao thịnh vượng và có tính khai phóng. Sang thời Minh Nhân Tông, hoàng đế nghe theo ý kiến của một số đại thần trong triều, nhận định điTây Dương gây lãng phí quá độ, hiệu quả nhận được không lớn, tuyên bố đình chỉ hoạt động này. Năm Tuyên Đức thứ 5 (1431) thời Minh Tuyên Tông, hoàng đế phái Trịnh Hòa đi Tây Dương lần thứ bảy, cũng là lần cuối. Thời Minh Hiến Tông, từng có thái giám đề nghị với hoàng đế tiếp tục tiến hành đi Tây Dương, hoàng đế hạ chiếu đến Binh bộ yêu cầu tư liệu của Trịnh Hòa như hải đồ. Tuy nhiên, các quan viên như [[Lưu Đại Hạ]] nhận định đi Tây Dương gây hại lớn cho quốc gia, vô ích, do đó đem các tư liệu từ hành trình của Trịnh Hòa giấu đi (có thuyết nói là tiêu hủy), kế hoạch do đó bị bãi bỏ. Về sau, Uy khấu hoành hành, triều Minh gia tăng mức độ hải cấm, đến sau năm Long Khánh thứ 1 (1567) thời Mục Tông, Uy khấu dần được bình định, triều đình nhận thấy tính quan trọng của mậu dịch đối ngoại đối với cư dân ven biển, do đó từng bước giải trừ hải cấm, khiến mậu dịch bí mật trong dân gian được hợp pháp hóa, mậu dịch quốc tế sôi động khiến Trung Quốc tiến vào hệ thống mậu dịch thế giới đang dần thành hình<ref>《明史:一個多重性格的時代》〈第一篇 第四章 邊疆經營與對外交往〉. 第66頁-第80頁</ref>.
 
===Uy khấu và Nhật Bản===
[[Uy khấu]] tạo thành mối uy hiếp nghiêm trọng đối với hải cương của triều Minh, tuy vậy thành phần chủ yếu của Uy khấu không phải là người Nhật Bản mà là lưu dân bị phá sản tại khu vực duyên hải Trung Quốc. Mặc dù có các chiến dịch "kháng Uy" của Chu Hoàn và Trương Kinh, song cuối cùng đều không thể đạt được thành công hoàn toàn. Nhằm đề phòng Uy khấu xâm nhiễu, trong thời kỳ Thế Tông thực thi hải cấm, đoạn tuyệt mậu dịch với Nhật Bản. Đến khi các danh tướng như Thích Kế Quang tận lực "kháng Uy", Uy khấu mới bị trừ sạch, tình hình hải cương mới trở nên bình ổn hơn. Sau khi Toyotomi Hideyoshi thống nhất Nhật Bản, có ý muốn chiếm lĩnh Triều Tiên. Năm Vạn Lịch thứ 20 (1592), Nhật Bản tấn công Triều Tiên, Quốc vương của Triều Tiên đào thoát sang [[Nghĩa (huyện)|Nghĩa Châu]] đồng thời phái sứ giả cầu cứu triều đình Minh. Triều Minh từng giành được thắng lợi trong chiến tranh, hai bên từng tiến hành hòa đàm, song sau năm Vạn Lịch thứ 25 (1597) Nhật Bản lại tiến công Triều Tiên. Năm Vạn Lịch thứ 26 (1598), Toyotomi Hideyoshi bệnh mất, lòng quân Nhật Bản dao động, kết quả là triệt quân. Chiến tranh với Nhật Bản làm suy yếu nghiêm trọng quốc lực của Minh và Triều Tiên, còn Nhật Bản rơi vào tình trạng phân liệt, trong khi đó các bộ lạc Nữ Chân trở thành bên hưởng lợi<ref name="北虜南倭">《明史:一個多重性格的時代》〈第三篇 第十四章 北虜南倭問題及其解決〉. 第256頁-第266頁</ref>.
 
[[Tập tin:Matteo Ricci 2.jpg|nhỏ|phải|Giáo sĩ [[Matteo Ricci]] có quan hệ mật thiết với triều Minh, đưa đến khoa học kỹ thuật và Thiên Chúa giáo từ Tây phương.]]