Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kênh Nhà Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
 
==Tổng quan==
Kênh nhà Lê là một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng nối [[Ninh Bình]] - [[Thanh Hóa]] - [[Nghệ An]] và [[Hà Tĩnh]], từ [[kinh đô Hoa Lư]] đến biên giới Đèo Ngang thời Tiền Lê.<ref>[http://laodong.com.vn/xa-hoi/nghe-an-khanh-thanh-di-tich-kenh-nha-le-tuong-niem-130-liet-sy-giao-thong-296927.bld Nghệ An: Khánh thành di tích Kênh Nhà Lê tưởng niệm 130 liệt sỹ giao thông]</ref> Năm 983, [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] cho đào kênh từ sông Mã qua núi Đồng Cổ đến sông Bà Hoà. Đây được xem là tuyến đường giao thông thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 1003, Lê Hoàn tiếp tục cho đào kênh Đa Cái nối tới [[Hà Tĩnh]]. Năm 1438, [[Lê Thái Tông]] tiếp tục cho khơi đào các kênh ở [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]] và [[Ninh Bình]]. Năm 1445, Lê Nhân Tông sai các quan đốc thúc quân lính đào các kênh ở lộ Thanh Hoá và [[Nghệ An]]. Năm 1744, vua Lê Hiển Tông tiếp tục cho khơi kênh từ [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]] vào [[Nghệ An]]. Hệ thống các tuyến sông này hiện vẫn được gọi là sông Nhà Lê. Đây được xem là tuyến đường giao thông thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
 
Những năm 1964, đế quốc Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay ném bom để thực hiện cuộc chiến phá hoại miền Bắc, và một trong những mục tiêu hướng đến là cắt đứt các con đường tiếp vận của [[Việt Nam]] cho chiến trường miền Nam. Các tuyến giao thông huyết mạch đều bị máy bay dội bom phong toả. Trong bối cảnh đó, Cục Đường sông Việt Nam đã khảo sát các con sông lớn, nhỏ để mở luồng vận tải. Tuyến kênh đào Nhà Lê được khôi phục lại với chiều dài trên 500&nbsp;km, bắt đầu từ huyện [[Yên Mô]], [[Ninh Bình]] xuyên qua [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]], [[Nghệ An]] đến huyện Cẩm Xuyên, [[Hà Tĩnh]]. Ngay sau đó, một ban chỉ đạo nạo vét toàn tuyến kênh đã được thành lập, với tên gọi tắt là Ban KT65. Các công trường nạo vét được đồng loạt mở ra ở 4 tỉnh [[Ninh Bình]], [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]], [[Nghệ An]] và [[Hà Tĩnh]].