Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Hán – Sở”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi qua ứng dụng di động
n clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 42:
Khi nhà Tần sụp đổ, nhiều nhóm nghĩa quân đã tập hợp những người dân địa phương lại để ủng hộ họ dưới ngọn cờ của nước cũ. Kết quả là Trung Hoa khi đó lại bị chia thành nhiều nước nhỏ, nhiều nước vẫn giữ tên từ thời [[Chiến Quốc]] với lãnh tụ thường là những người từ các gia đình quý tộc cũ.
 
Vào thời gian này, tương lai của Trung Hoa vẫn rất mờ mịt. Một vài người, đặc biệt là hậu duệ của những gia đình quyền lực của những nước chư hầu cũ thời Chiến Quốc cho rằng, một Chiến Quốc mới rất có thể lại xuất hiện và Trung Hoa lại có thể bị chia cắt bởi những vương triều khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn người dân đã rất mệt mỏi vì những cuộc chiến liên miên và hy vọng vào một lực lượng mạnh mẽ có thể kết thúc chiến tranh.
 
Trong số các vị vương này thì người mạnh nhất là [[Hạng Vũ]], người lãnh đạo quân đội nước [[Sở (nước)|Sở]], và cũng được sự khâm phục của nhiều nhóm quân khác sau [[trận Cự Lộc]] (鉅鹿之戰) và trở thành người lãnh đạo các nhóm quân, mặc dù quyền lực của nước Sở trên danh nghĩa vẫn nằm trong tay [[Sở Nghĩa Đế]]. Năm [[206 TCN]], định mệnh của Trung Hoa gần như đã nằm trong tay của Hạng Vũ. Tuy nhiên, mặc dù là một nhà lãnh đạo [[quân sự]] tài ba, Hạng Vũ vẫn là người thiếu khả năng về [[chính trị]]. Khi đã có vị trí trong việc tạo dựng cơ đồ mới sau nhà Tần, Hạng Vũ đã mắc một số sai lầm sau:
Dòng 73:
 
*[[Chương Hàm]] làm Ung Vương, cai trị từ Hàm Dương sang phía tây, đóng đô ở Phế Khâu.
 
*Trưởng sử [[Tư Mã Hân]] xưa làm quan coi ngục ở Lịch Dương vốn có ơn với Hạng Lương; nên Tư Mã Hân được lập làm Tắc vương, cai trị từ phía đông Hàm Dương cho đến [[hoàng Hà|sông Hoàng Hà]], đóng đô ở Lịch Dương.
*Đô úy [[Đổng Ế]] trước đã khuyên Chương Hàm đầu hàng nước Sở, cho nên Đổng Ế được làm Địch vương, cai trị đất Thượng Quận, đóng đô ở Cáo Nô
 
*Đô úy [[Đổng Ế]] trước đã khuyên Chương Hàm đầu hàng nước Sở, cho nên Đổng Ế được làm Địch vương, cai trị đất Thượng Quận, đóng đô ở Cáo Nô
 
*Đổi Ngụy vương là [[Ngụy Báo]] làm Tây Ngụy vương, cai trị đất Hà Đông, đóng đô ở Bình Dương.
 
*Thân Dương ở Hà Khâu là thủ hạ tin cậy của Trương Nhĩ, đã lấy được quận Hà Nam, và đóng quân Sở trên Hoàng Hà, cho nên được lập làm Hà Nam vương, đóng đô ở Lạc Dương.
 
*Hàn vương tên là Thành vẫn ở đất cũ, đóng đô ở Dương Định.
 
*Tướng nước Triệu là [[Tư Mã Ngang]] đã lấy được Hà Nội và đã có nhiều lần lập công, cho nên được lập làm Ân vương, cai trị đất Hà Nội, đóng đô ở Triều Ca.
 
*Đổi [[Triệu Yết|Triệu Vương Yết]] làm Đại vương.
 
*Thừa tướng nước Triệu là [[Trương Nhĩ]] theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Thường Sơn vương cai trị đất Triệu đóng đô ở Tương Quốc.
 
*Đương Dương quân [[Anh Bố]] làm tướng nước Sở, thường lập công đầu trong quân đội, cho nên được lập làm Cửu giang vương, đóng đô ở Lục
 
*[[Ngô Nhuế]] làm lệnh ở Bà Dương, thường đốc suất Bách Việt để giúp chư hầu, lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Hành Sơn vương, đóng đô ở đất Trâu.
 
*[[Cung Ngao]] làm trụ quốc nước Sở được phong làm Lâm Giang vương, đóng đô ở Giang Lăng.
 
*Đổi Yên vương [[Hàn Quảng]] làm Liêu Đông vương.
 
*Tướng nước Yên là [[Tạng Đồ]] đã theo Sở cứu Triệu, sau đó lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Yên vương, đóng đô ở đất Kế.
 
*Đổi Tề vương là [[Điền Phất|Điền Thị]] làm Giao Đông vương.
 
*Tướng nước Tề là Điền Đô đã cùng Hạng Vũ cứu Triệu sau đó lại theo Hạng Vương vào Quan Trung cho nên được lập làm Tề vương, đóng đô ở Lâm Tri.
 
*Điền An là cháu của Tề vương Kiến trước kia (thời [[Chiến Quốc]]). Khi Hạng Vũ vượt qua sông cứu Triệu, Điền An đã lấy lại được mấy thành ở Tế Bắc rồi đem binh đầu hàng [[Hạng Vũ]], cho nên được lập làm Tế Bắc vương, đóng đô ở Bắc Dương.
 
*Đất Ba và đất Thục cũng là đất Quan Trung, nên lập Lưu bang làm Hán Vương cai trị đất Ba, đất Thục và đất Hán Trung đóng đô ở Nam Trịnh.
 
*[[Hạng Vũ]] tự lập làm '''Tây Sở Bá Vương''', cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành.
 
Hàng 171 ⟶ 153:
Quân Triệu mở cửa lũy, đánh nhau to. Hàn Tín, Trương Nhĩ vờ bỏ cờ trống chạy đến đạo quân gần sông. Đạo quân gần sông rẽ ra, đón lấy họ, rồi quay lại chiến đấu dữ dội. Quân Triệu quả nhiên bỏ thành ra tranh lấy cớ trống của quân Hán, đuổi theo Hàn Tín, Trương Nhĩ. Sau khi Hàn Tín, Trương Nhĩ đã nhập vào đạo quân ở gần sông thì quân Hán đều liều chết chiến đấu không thể nào đánh bại được. Hai nghìn quân kỵ mà Tín đã cho đi từ trước chờ đến khi quân Triệu bỏ lũy trống để đuổi theo để lấy cờ trống của Hán, liền ruổi nhanh vào trong thành, nhổ tất cả cờ xí của Triệu để dựng hai nghìn lá cờ đỏ của Hán. Quân Triệu đã không thắng không bắt được quân của Tín, muốn quay trở về đồn, nhưng trong thành toàn là cờ đỏ của Hán thì cả sợ, cho rằng quân Hán đã bắt được tướng của Triệu Vương rồi. Quân sĩ hỗn loạn bỏ chạy. Tướng Triệu chém cũng không ngăn được. Quân Hán hai bên áp lại, phá tan quân Triệu, chém Trần Dư trên sông Chi Thủy, bắt Triệu Vương Yết và Lý Tả Xa.
 
Hàn Tín theo lời khuyên của Lý Tả Xa, cho sứ sang dụ hàng nước Yên. Vua Yên Tang Đồ theo hàng Hán. Tín lại sai sứ báo với Hán vương, xin lập Trương Nhĩ làm Triệu Vương để cai trị và vỗ về nước này. Vua Hán ưng thuận, bèn lập Trương Nhĩ làm Triệu Vương
 
===Lưu Bang khốn đốn, cướp quân Hàn Tín===