Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải cách kinh tế Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:19.0669065
n clean up, replaced: {{sơ khai}} → {{sơ khai Trung Quốc}}, → (5) using AWB
Dòng 1:
{{TOCright}}
'''Cải cách Kinh tế Trung Quốc''' ({{zh-sp|s=改革开放|p=Găigé kāifàng}}) (Cải cách khai phóng) là một chương trình thực hiện các thay đổi về [[kinh tế]] gọi là "[[Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc|Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc]]" ở [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] được những [[chủ nghĩa thực dụng|người theo chủ nghĩa thực dụng]] bên trong [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] do [[Đặng Tiểu Bình]] lãnh đạo và vẫn đang tiếp diễn cho đên đầu thế kỷ 21. Mục tiêu của cải tổ kinh tế Trung Quốc là tạo ra giá trị thặng dư đủ để cung cấp tài chính cho quá trình [[công nghiệp hoá|hiện đại hóa]] nền kinh tế của [[Trung Quốc đại lục|Trung Hoa Đại lục]].
 
Cả [[kinh tế kế hoạch|nền kinh tế chỉ huy]] [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]] được những người bảo thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và nỗ lực của [[Tư tưởng Mao Trạch Đông|Chủ nghĩa Mao]] trong một cuộc [[Đại nhảy vọt]] từ [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]] sang [[chủ nghĩa cộng sản|cộng sản chủ nghĩa]] trong [[nông nghiệp]] (với chế độ công xã) đều không tạo đủ giá trị thặng dư để phục vụ cho những mục đích này. Thách thức ban đầu của cải cách kinh tế là giải quyết vấn đề thúc đẩy công nhân và nông dân sản xuất một giá trị thặng dư lớn và xóa bỏ những vấn đề thiếu cân bằng kinh tế thường có ở các nền kinh tế chỉ huy. Công cuộc cải tổ kinh tế đã bắt đầu kể từ năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001.<ref>[http://econ.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/EXTDEC/EXTRESEARCH/0,,contentMDK:20634060~pagePK:64165401~piPK:64165026~theSitePK:469382,00.html Fighting Poverty: Findings and Lessons from China’s Success] (World Bank). Truy cập 10 tháng 8 năm 2006.</ref>
 
Cải cách kinh tế Trung Quốc đã được tiến hành thông qua một loạt các cải cách theo giai đọan. Nói chung, các cuộc cải cách không phải là hệ quả của một chiến lược lớn mà là các phản ứng tức thì đối với các vấn đề cấp bách. Trong một số trường hợp, như đóng cửa các doanh nghiệp quốc doanh, chính phủ đã bị miễn cưỡng bởi những sự kiện và hoàn cảnh kinh tế để thực hiện những hành động mà mình không mong muốn. Đến năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc thuộc [[công ty tư nhân|lĩnh vực tư nhân]]. [[Lĩnh vực quốc doanh]] khá nhỏ do khoảng 200 [[doanh nghiệp nhà nước]] lớn chi phối tập trung chủ yếu vào [[dịch vụ tiện ích]], [[công nghiệp nặng]] và [[Tài nguyên thiên nhiên|các nguồn năng lượng]].<ref>[http://www.businessweek.com/magazine/content/05_34/b3948478.htm China Is a Private-Sector Economy], BloombergBusinessweek magazine, ngày 21 tháng 8 năm 2005</ref>
 
Mặc dù cải cách kinh tế Trung Quốc đã được nhiều người phương Tây mô tả là sự quay trở lại [[chủ nghĩa tư bản|tư bản chủ nghĩa]], các quan chức Trung Quốc đã khẳng định rằng cuộc cải cách này là một dạng của chủ nghĩa xã hội, tương tự như Lenin đã từng thực hiện [[Chính sách kinh tế mới]] tại Liên Xô thập niên 1920. Tuy nhiên, họ đã không lập luận tiền đề mà nhiều cuộc cải tổ liên quan đến việc áp dụng các chính sách kinh tế đang được áp dụng ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa, và một trong những tiền đề của công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc là Trung Quốc không nên né tránh áp dụng "bất kể tác phẩm nào" vì lý do [[tư tưởng|hệ tư tưởng]].
 
Ngoài ra, nhiều cơ cấu kinh tế được tạo ra trong quá trình cải tổ kinh tế Trung Quốc có vẻ bên ngoài giống với các cải cách ở các quốc gia khác nhưng trên thực tế là hoàn toàn duy nhất.
 
== Lịch sử ==
Dòng 14:
{{tham khảo}}
 
{{sơ khai Trung Quốc}}
 
[[Thể loại:Kinh tế chính trị]]