Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lam Ngọc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: AlphamaEditor, Restructure category + change Thể loại:Mất 1393 by Thể loại:Mất năm 1393, Executed time: 00:00:00.2808005 using AWB
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 9:
Năm 1381, Lam Ngọc đi theo Phó Hữu Đức đánh Vân Nam, hoàn thành thống nhất Trung Quốc dưới triều nhà Minh. Năm 1387, Nahachu của Bắc Nguyên tấn công [[Liêu Đông]]. Minh Thái Tổ cho [[Phùng Thắng]], dẫn theo Phó Hữu Đức và Lam Ngọc làm 2 cánh tả hữu cùng 20 vạn đại quân đánh trả. Nahachu thua trận và đầu hàng nhà Minh. Lam Ngọc đem quân đóng lại ở Ký Châu.
 
Năm 1388, Minh Thái Tổ phong cho Lam Ngọc làm Đại tướng quân (大將軍), thống suất 15 vạn đại quân bắc phạt đánh vua Bắc Nguyên là [[Uskhal Khan]] Toghus Temur'''.''' Lam Ngọc dẫn quân vượt qua Trường thành, thám báo báo lại rằng quân Nguyên đang đóng trại tại hồ Bối Nhĩ (Buyur). Quân Minh tiếp tục bắc tiến, vượt qua sa mạc Gobi tiến đến hồ Bối Nhĩ vào tháng tư âm lịch năm ấy. Quân Minh ban đầu đến gần hồ Bối Nhĩ 40 dặm mà vẫn không thấy quân Nguyên, việc này làm cho Lam Ngọc cảm thấy nản chí và muốn lui quân. Phó tướng là Vương Tích lại khuyên Lam Ngọc rằng đại quân đã đến đây mà tay trắng trở về, không làm nên trò trống gì thì thiên hạ cười cho, chưa kể còn bị nhà vua trách tội. Lam Ngọc nghe lời, hạ lệnh tăng cường dò thám tung tích quân địch, cuối cùng Lam Ngọc phát hiện quân Nguyên đang đóng tại phía đông bắc hồ Bối Nhĩ. Lam Ngọc nhân lúc trời tối lại có bão cát cho quân tiến sát tới trại quân Nguyên. Vào ngày 18 tháng 5 dương lịch, Lam Ngọc hạ lệnh tấn công, quân Nguyên vì bất ngờ nên bị đánh tan tác. Trận đánh kết thúc với nhiều quý tộc Mông Cổ bị bắt sống, trong đó có gia quyến hơn 100 người của Toghus Temur. Quân Minh còn bắt được hơn 7 vạn người, 15 vạn gia súc và chiếm được ngọc tỷ của Toghus Temur. Toghus Temur bỏ chạy vào thảo nguyên và sau đó bị giết bởi Tư Khắc Trác Lý Đồ (Yesüder), một hậu duệ của [[A Lý Bất Ca]]. Ngai vàng Bắc Nguyên rơi vào tay Tư Khắc Trác Lý Đồ.
 
Minh Thái Tổ khi nghe tiệp báo thì mặt rồng cả vui, phong cho Lam Ngọc làm Lương quốc công. Nhưng khi nhà vua nghe Lam Ngọc đã cưỡng bức một nữ quý tộc Mông Cổ đã trách phạt Lam Ngọc bằng cách giảm đất phong của ông. Tuy nhiên Thái Tổ vẫn tán thưởng Lam Ngọc, khen rằng Lam Ngọc "''sánh ngang [[Vệ Thanh]] [[nhà Hán]] và [[Lý Tĩnh]] [[nhà Đường]]''". Năm 1392, một hàng tướng Nguyên là Nguyệt Lỗ Thiết Mộc Nhi (月魯帖木兒) làm phản ở Kiến Xương (Tứ Xuyên), Lam Ngọc được phái đi dẹp. Lam Ngọc đánh tan phản quân, bắt được Thiệt Mộc Nhi và các con. Nhờ chiến công này mà Lam Ngọc được phong làm Thái tử Thái phó (太子太傅).
Dòng 24:
==Tham khảo==
* [[Trương Đình Ngọc]], [[Minh sử]], cuốn 132, Lam Ngọc truyện.
 
{{sơ khai nhân vật quân sự Trung Quốc}}
 
[[Thể loại:Mất năm 1393]]
[[Thể loại:Nhân vật quân sự nhà Minh]]
[[Thể loại:Người nhà Nguyên]]
{{sơ khai nhân vật quân sự Trung Quốc}}