Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Sư Đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bị phản bội và qua đời: sửa chính tả 2, replaced: . → . using AWB
n →‎Cai trị thời kì đầu: clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 9:
== Cai trị thời kì đầu ==
 
Sau khi Lý Sư Đạo lên nắm quyền, [[Đường Hiến Tông]] vẫn không ban chỉ dụ công nhận ngôi vị của ông. Sư Đạo hỏi ý các tướng dưới quyền, nhiều người xin cho quân cướp bóc các vùng lân cân để gây sức ép buộc triều đình công nhận. [[Cao Mộc]] không đồng tình và đề nghị Lý Sư Đạo đem số thuế mà [[Lý Sư Cổ]] giấu giếm không dâng nộp trước kia gửi về triều để thế hiện lòng trung thành, đồng thời giao quyền độc quyền muối và dâng một khoản triều cống. Tại triều đình, [[tể tướng]] [[Đỗ Hoàng Thường]] đề nghị ép Sư Đạo dâng đất để đổi lấy sứ công nhận, nhưng khi đó triều đình [[nhà Đường]] đang phải bận đối phó với Tiết độ sứ Lưu Tịch nên chưa muốn căng sức trên nhiều mặt trận<ref name="TTTG237" />. Do đó triều đình lấy Kiến vương [[Lý Thẩm]] làm Tiết độ sứ trên danh nghĩa, còn Lý Sư Đạo làm tiết độ lưu hậu<ref name="CDT124" />. Cuối năm đó (tháng 10 ÂL), Lý Sư Đạo chính thức được phong làm Kiểm giáo Công bộ thượng thư, Vận châu đại đô đốc phủ trưởng sử, Bình Lư Tri Thanh tiết độ phó đại sứ, tri Tiết độ sứ, Quản nội chi độ doanh điền quan sát xử trí, Lục Vận hải vận áp Tân La Bột Hải lưỡng phiên đẳng sứ. Họ Lý kể từ Chánh Kỉ đến Sư Đạo cai trị gần 60 năm, quản lí 12 châu đất Tề (ban đầu là 15), lo sợ dân chúng bất phục nên dùng luật pháp hà khắc khiến dân chúng khổ sở. Đại tướng đóng quân ở ngoài thì thê thiếp con cháu không được đem theo, nếu tướng ấy phản mình hoặc quy hàng triều đình thì toàn gia tộc trong trấn lập tức thành quỷ không đầu, do đó không ai dám làm phản. Cũng do vậy mà có thể truyền nối lâu dài, không xảy ra việc chính biến như Ngụy, Triệu. Tháng 7 năm [[810]] ông đã là Kiểm giáo Thượng thư hữu phó xạ<ref name="CDT124" />.
 
Năm [[809]], một sự kiện lớn xảy ra khi hậu duệ của [[tể tướng]] thời [[Đường Thái Tông]] [[Ngụy Trưng]] là [[Ngụy Trù]] lâm vào cảnh nợ nần và bán nhà tổ để trả nợ. Lý Sư Đạo xin quyên góp tiền trả nợ cho Ngụy Trù, ban đầu nhà vua chấp thuận, mệnh [[Bạch Cư Dị]] soạn thảo chiếu thư khen ngợi. Tuy nhiên Cư Dị tâu rằng việc này là việc của triều đình cần làm, Lý Sư Đạo chỉ là phiên trấn bên ngoài, làm việc này ắt là có mưu đồ gì đây, nên nhà vua bãi đề nghị của Sư Đạo và dùng ngân khố trả nợ cho họ Ngụy<ref name="TTTG237" />.
 
Cũng trong năm [[809]], Tiết độ sứ Thành Đức [[Vương Sĩ Chân]] qua đời. Vua Hiến Tông chấp thuận cho con là [[Vương Thừa Tông]] kế tập với điều kiện dâng nạp hai trong số sáu châu đất Triệu là Đức, Lệ; tuy nhiên rốt cục Thừa Tông nuốt lời. [[Đường Hiến Tông]] rất giận, lập tức hạ chiếu kể tội và tập hợp lực lượng thảo phạt. Tuy nhiên chiến dịch lần này tỏ ra kém hiệu quả,Lý Sư Đạo nhân đó xin triều đình xá tội cho [[Vương Thừa Tông]]; cuối cùng sang năm [[810]], vua Đường phải cho lui quân<ref name="TTTG238">''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:s:資治通鑑/卷238|quyển 238]]</ref>.
 
== Cùng Ngô Nguyên Tế kháng mệnh ==