Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: AlphamaEditor, Add categories, part of Category Project Executed time: 00:00:02.0051147 using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: 1 số → một số (5) using AWB
Dòng 32:
 
==== Chiến trường Đông Phổ ====
Ngay sau [[khi chiến tranh]] bắt đầu, 2 [[tập đoàn quân]] số 1 do [[Paul Rennekampf]] chỉ huy và số 2 [[Aleksandr Vassilievich Samsonov|Alexander Samsonov]] chỉ huy đã ngay lập tức tiến đánh [[Đông Phổ]], nơi có 150 000 quân Đức. Rennekampf từ Nga đánh vào mặt đông của Đông Phổ còn Samsonov từ [[Ba Lan]] tấn công vào mặt bắc. Trong [[trận Gumbinnen]] diễn ra vào ngày [[20 tháng 8]], tập đoàn quân số 1 của Nga đã đánh bại tập đoàn quân số 8 của Đức đóng tại Đông Phổ khiến quân Đức phải rút chạy và bỏ Đông Phổ về tay quân Nga. Sau thất bại này, người Đức đã đưa [[Paul von Hindenburg]] làm [[tổng tư lệnh]] quân Đức ở mặt trận phía đông và [[Ludendroff]] làm [[tham mưu trưởng]] cùng với việc rút 1một số [[sư đoàn]] từ [[Mặt trận phía tây (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|mặt trận phía tây]] về để tăng cường sức mạnh. Chính điều đó đã khiến cho Quân đội Đức mất ưu thế về quân số trên Mặt trận phía tây, và bị quân [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]] chặn chân trong [[trận sông Marne lần thứ nhất]].<ref name="corfieldja13">Jamie H. Cockfield, ''With Snow on Their Boots: The Tragic Odyssey of the Russian Expeditionary Force in France During World War I'', trang 13</ref>
[[Tập tin:Hindenburg-ludendorff.jpg|nhỏ|trái|[[Paul von Hindenburg]] (left) và [[Erich Ludendorff]], những người hùng của nước Đức sau [[trận Tannenberg]]]]
Hindenburg và Ludendorff đã tập trung quân để tiêu diệt từng cánh quân 1 của người Nga. Trước khi 2 người này đến Đông Phổ thì sĩ quan tổng tham mưu của Đức là [[Max von Hoofman]] sau khi nghe tin Rennekampf có ý đồ ngừng tiến quân đã cho rút các lực lượng đang chiến đấu với Rennekampf tập trung về [[Tannenberg]] để chờ tập đoàn quân số 2 của Samsonov đang từ [[Ba Lan]] tiến đến. Ngày [[26 tháng 8]], [[trận Tannenberg]] mở màn. Samsonov biết đang lâm nguy nên cố thủ chờ quân của Rennekampf đến cứu nhưng không được. Ngày [[29 tháng 8]], Samsonov [[tự sát]] và đến ngày [[30 tháng 8]] thì [[tập đoàn quân]] số 2 hoàn toàn bị đập tan với số thương vong là 30 000 và 95 000 quân bị bắt. Những vị thống soái có công chiến thắng lừng lẫy - Hindenburg và Ludendorff dạt dào niềm vinh quang.<ref name="ronaldpawly"/> Trận Tannenberg là thảm bại của quân Nga trong năm [[1914]]. Thậm chí, chiến thắng huy hoàng này còn được xem là thắng lợi quyết định hơn cả của Quân đội Đế chế Đức trong suốt cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất.<ref name="ronaldpawly">Ronald Pawly, ''The Kaiser's warlords: German commanders of World War I'', trang 45</ref> Sau trận này thì đến ngày [[11 tháng 9]], quân Đức tấn công và chiếm được nơi đóng quân của tập đoàn quân thứ nhất Nga. Ngày [[13 tháng 9]], tập đoàn quân này rút khỏi Đông Phổ và tổn thất 110 000 người. Chiến dịch Đông Phổ kết thúc với thất bại của người Nga.
Dòng 45:
=== 1915 ===
[[Tập tin:EasternFront1915b.jpg|300px|nhỏ|250px|Mặt trận phía đông [[1915]]]]
Đến năm [[1915]], bộ chỉ huy quân Đức và quân Áo quyết định cùng nhau tác chiến thực hiện cuộc tấn công lớn vào quân Nga, buộc [[đế quốc Nga]] phải đầu hàng rồi chuyển sang [[Mặt trận phía tây (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|mặt trận phía tây]] tiêu diệt quân [[Pháp]] và [[Anh]]. Do đó đầu năm 1915 quân Đức điều 1một số lớn [[binh đoàn]] từ mặt trận phía tây sang và chuyển sang phòng thủ ở mặt trận phía tây. Từ [[tháng một|tháng 1]] đến [[tháng ba|tháng 3]], quân Nga bị quân Đức đánh bại tại [[trận hồ Masuren lần thứ hai|trận hồ Masurian lần thứ hai]], phải rút khỏi Đông Phổ nhưng chiếm được [[thành phố]] [[Przemysl]] của [[Đế quốc Áo-Hung|Áo-Hung]], củng cố [[Galicia (Tây Ban Nha)|Galicia]] và uy hiếp [[Hungary]]. Điều này càng thúc đẩy cuộc tấn công của quân Đức. Đến cuối [[tháng tư|tháng 4]] quân Đức đã tập trung 1 lực lượng hùng hậu tại khu vực nằm giữa thượng du [[wisla|sông Wisla]] và [[núi Carpathian]] bao gồm 16 [[sư đoàn]] [[bộ binh]], 2 [[sư đoàn]] [[kỵ binh|kị binh]], 1140 khẩu [[pháo|đại bác]] và 1000 khẩu [[đại bác hạng nặng]].
 
Ngày [[2 tháng 5]], tướng [[August von Mackensen]] bất ngờ tấn công các cứ điểm của quân Nga giữa [[Gorlice]] và [[Tarnow]]. Do quân Nga đang trong tình trạng khan hiếm trầm trọng về đạn dược nên đó chỉ trong 2 tuần, quân Nga đã phải rút lui trên 1 chiến tuyến dài 160 cây số. Trong 1 tháng, Quân đội Đức đã tiến gần 100 dặm và bắt làm tù binh gần 400 000 lính Nga. Đến tháng 7 thì [[Đại tướng]] [[Erich von Falkenhayn|Falkenhayn]] ra lệnh cho [[Hindenburg]] từ phia bắc và Mackensen từ phia nam đánh đuổi quân Nga ra khỏi [[Ba Lan]]. Ngày [[5 tháng 8]] 1915, [[quân đội Đức]] chiếm [[Warszawa|Warsaw]], [[thủ đô]] Ba Lan. Tướng Mackensen - với thắng lợi hoành tráng của ông, trở thành vị thống soái nổi tiếng nhất của Quân đội Đế chế Đức chỉ sau Hindenburg. Vào này [[10 tháng 5]] năm 1915, ông nhận [[Huy chương Đại Bàng Đen]].<ref>Ronald Pawly, ''The Kaiser's warlords: German commanders of World War I'', trang 52</ref>
Dòng 72:
[[Quân đội Romania]] do trang bị kém và lạc hậu, hậu cần không đáp ứng đủ điều kiện chiến tranh nên liên tục thất bại trong các trận giao tranh với liên quân Đức, Áo-Hung, [[Bulgaria]]. Đầu [[tháng mười|tháng 10]]/1916, [[đại sứ]] của [[vua]] Romania phải đến bộ chỉ huy Nga yêu cầu giúp đỡ. Như vậy việc Romania tham chiến càng làm quân Nga thêm mỏi mệt vì phải kéo dài thêm chiến tuyến.
 
Liên quân Đức, Áo-Hung, Bulgaria chia thành 2 đường tiến vào lãnh thổ Romania: vượt [[núi Carpathian]] tiến vào phía bắc Romania và vượt [[sông Donau|sông Danube]] tiến vào phía nam Romania. Đến ngày [[6 tháng 12]] 1916, [[thủ đô]] [[Bucarest]] của Romania bị Đức chiếm và các vùng sản xuất [[thực phẩm|lương thực]], [[dầu hỏa|dầu hoả]] cũng như các nguồn [[tài nguyên]] khác lần lượt rơi vào tay các nước [[Liên minh Trung tâm]]. Quân đội Romania vẫn còn 1một số nhỏ tiếp tục kháng cự và nhờ sự giúp đỡ của Nga, chiến tuyến Romania mới được ổn định ở hạ lưu sông Danube vào cuối [[tháng mười hai|tháng 12]] và do đó chiến tuyến của quân Nga kéo dài đến 500 cây số.
[[Tập tin:WWI.gif|nhỏ|phải|250px|Mặt trận Romania trong thế chiến thứ nhất]]
Ngày [[7 tháng 5]] [[1918]], Romania phải kí với các nước Liên minh Trung tâm [[hòa ước Bucarest]] theo đó Romania mất vùng nam [[Dobragea]] về tay [[Bulgaria]], vùng bắc Dobragea do Đức, [[Đế quốc Áo-Hung|Áo-Hung]], Bulgaria cùng quản lý. Đức toàn quyền sử dụng các [[tài nguyên]], [[cảng|hải cảng]] Romania trong vòng 50 năm và thời hạn chiếm đóng sẽ được xác định sau.
 
Sau khi cuộc [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh thế giới lần thứ nhất]] kết thúc, các nước Liên minh Trung tâm bại trận và Romania được hưởng nhiều quyền lợi nhờ các bản hòa ước kí với các nước thua trận.Theo [[hiệp ước Saint-Germain-en-Laye (định hướng)|hòa ước Saint-Germain]] kí với Áo và [[hòa ước Trianon]] kí với [[Hungary]] thì Romania được nhận 1một số đất đai của đế quốc Áo-Hung cũ nay đã tan rã, nhận lại vùng Dobragea từ tay Bulgaria và 1 khoản bồi thường chiến phí.
 
== Kết quả ==
Thương vong của quân Nga tại mặt trận phía đông trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] là rất khó ước lượng vì việc [[khoa học Thống kê|thống kê]] khó khăn và chất lượng không tốt của các bản thống kê này. Một số bản số liệu chính thức cho con số là 775 400. Tuy nhiên gần đây một số bản số liệu mới là 900 000 người chết trong các trận chiến và 400 000 người chết do bị thương trong lúc chiến đấu. Như vậy tổng cộng là 1,3 triệu người. Con số này bằng với số người chết của [[Pháp]] và [[Đế quốc Áo-Hung|Áo-Hung]] và bằng 1/3 tổng số quân lính [[Đức]] ở mặt trận phía đông.
 
Tuy nhiên người Anh lại đưa ra 1một số liệu mới là hơn 2 triệu người chết (700 000 người chết trong các trận đánh, 970 000 người chết do bị thương, 155 000 người chết vì bệnh tật và 181 000 tù binh chết). Con số này đem chia cho tổng số nam giới từ 15 đến 49 tuổi sẽ là 5%, ngang với nước Anh. Số dân thường tổn thất trong 2 năm đầu là 600.000 người và tổng cộng khoảng 1.500.000 người khác không chắc lắm. Trên 5 triệu quân Nga bị bắt giữ kể từ năm 1915.
 
Khi Nga rút khỏi chiến tranh thì 3,9 triệu [[tù binh]] Nga vẫn còn nằm trong tay người Đức và Áo. Con số này vượt xa số tù binh của 3 nước Anh, Pháp, Đức cộng lại (1,3 triệu người) và chỉ có Áo-Hung là gần bằng với 2,2 triệu tù binh.