Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảo Phú Lâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 2:
[[Tập tin:ParacelIs lands (Vietnamese).png|nhỏ|Quần đảo Hoàng Sa]]
{{bài cùng tên|Phú Lâm}}
'''Đảo Phú Lâm''' là đảo lớn nhất quần đảo Hoàng Sa, và là đảo tự nhiên lớn nhất trong cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất thuộc [[Hoàng Sa#Nh.C3.B3m An V.C4.A9nh|nhóm đảo An Vĩnh]] (''Amphitrite Group''), thuộc [[quần đảo Hoàng Sa]] ở [[Biển Đông]] (đảo lớn thứ hai là [[đảo Linh Côn]]). Đảo có nhiều cây cối tươi tốt nên mang tên Phú Lâm. Đây là đảo quan trọng nhất của nhóm đảo An Vĩnh và quần đảo Hoàng Sa <ref name=hsdn1>[http://www.hoangsa.danang.gov.vn/index.php/gi-i-thi-u/l-ch-s-hinh-thanh Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên quần đảo Hoàng Sa ], hoangsa.danang.gov</ref>. Đảo có chiều dài đến 1,7km7&nbsp;km, chiều ngang 1,2 &nbsp;km. Trên đảo có nhiều chim biển cư trú nên có một lớp phân chim khá dày, đã từng có một công ty Nhật Bản đến khai thác phân chim tại đây. <ref name=hsdn1/>
 
== Miếu thần ở Hoàng Sa niên hiệu Minh Mạng ==
Dòng 9:
:"''Dựng đền thờ thần [ở đảo] Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ "Vạn lý ba bình 萬里波平" (cồn Bạch Sa [cát trắng] chu vi 1070 [[trượng]], tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là [[đảo Đá|Bàn Than thạch]]). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong rồi về.''"<ref>Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CLIV, thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế, tập 4, trang 673.</ref>
[[Tập tin:HoangSaTruongSa.jpg|nhỏ|600px|phải|So sánh quy mô diện tích tự nhiên các đảo lớn loại nhất của 2 quần đảo Hoàng Sa và [[quần đảo Trường Sa|Trường Sa]] trên biển Đông.]]
Chu vi đảo xây miếu thời Minh Mạng dài 1070 trượng là khoảng 5030 mét (một trượng khoảng 4,7 m) gần tương đương với quy mô của đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa nơi từng có [[Hoàng Sa Tự]], nhưng lớn hơn nhiều quy mô đảo [[đảo Ba Bình]] quần đảo Trường Sa. Chu vi cồn đá san hô được gọi là "Bàn Than thạch" thời Minh Mạng khoảng 1600 mét (340 trượng). Độ cao của Bàn Than thạch theo Đại Nam thực lục 1 trượng 3 thước (13 thước) tức là khoảng 6,1 m. Độ cao của [[đảo Đá]], nằm sát gần đảo Phú Lâm cách 700m về phía bắc đông bắc, là 15,2 m (tức 50 &nbsp;ft). Bàn Than thạch ngày nay được Việt Nam lấy tên gọi Bàn Than để đặt cho một cồn cát thuộc thuộc cụm Nam Yết của [[quần đảo Trường Sa]], gọi là "[[bãi Bàn Than]]", nằm gần đảo Ba Bình (khoảng giữa đảo này với đảo Sơn Ca), nằm về phía đông đảo Ba Bình và với khoảng cách (khoảng 4,6 &nbsp;km) xa hơn nhiều khoảng cách đảo Đá với đảo Phú Lâm (khoảng 0,7 &nbsp;km).
 
==Chủ quyền==
Dòng 32:
 
==Hiện tại==
Trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã nâng cấp một đường băng dài 3.000 mét và một cảng nước sâu dài 1.000 mét. Đường băng này có khả năng đón nhận ít nhất tám máy bay thế hệ thứ tư như máy bay chiến đấu SU-30MKK và máy bay ném bom JH-7, trong khi các bến cảng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên. <ref>[http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20160220/chien-luoc-banh-truong-lat-leo-cua-trung-quoc/1053946.html Chiến lược "bành trướng lắt léo" của Trung Quốc ], tuoitre, 20.2.2016</ref> Hiện nay cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm đã hoàn chỉnh và được tổ chức như một [[thị xã (Việt Nam)|thị xã]], nhằm phục vụ mục đích [[quốc phòng]] và [[kinh tế]] của Trung Quốc trong toàn bộ khu vực biển Đông Việt Nam. Trên đảo còn có đài kiểm báo, kênh đào và nhiều tiện nghi quân sự khác.
 
Hiện nay, Trung Quốc đặt Bộ chỉ huy toàn thể lực lượng quân trú phòng quần đảo Hoàng Sa trên đảo Phú Lâm. Căn cứ quân sự này kiên cố nhất trên Biển Đông. Sách ''Ocean Yearbook 10'' (Chicago 1993) cho biết có tới 4.000 binh sĩ Hải quân và Thủy quân Lục chiến trong vùng biển Hoàng Sa. Phần lớn số lính này đóng tại đảo Phú Lâm, số ít đóng trên [[linh Côn (đảo)|đảo Linh Côn]] và các đảo thuộc [[Hoàng Sa#Nh.C3.B3m Tr.C4.83ng Khuy.E1.BA.BFt|nhóm Trăng Khuyết]] (Lưỡi Liềm).
 
Ngày 17 tháng 2 năm 2016, Trung Quốc đã đem tám bệ phóng tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm, đe dọa an toàn hàng không khu vực. <ref>[http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160218/trung-quoc-xac-nhan-trien-khai-vu-khi-tren-dao-phu-lam/1053406.html Trung Quốc xác nhận triển khai “vũ khí” trên đảo Phú Lâm ], tuoitre, 18.2.2016</ref> GS [[Jonathan London]] trả lời câu hỏi đài RFA cho việc làm này là trái với tinh thần luật pháp quốc tế và đó là một động thái lộ rõ ý muốn xâm lược của Trung Quốc và là hành vi hết sức ngu xuẩn vì tự cô lập mình. <ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/deploying-missiles-on-phu-lam-what-does-cn-want-ml-02182016081849.html Đem tên lửa vào Phú Lâm: Trung Quốc muốn gì?], rfa, 18.2.2016</ref>
 
Ngày 30/3/2016, ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai thừa nhận, Trung Quốc đã bố trí tên lửa chống hạm YJ-62 ở đảo Phú Lâm. <ref>[http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Thong-diep-la-tu-chuyen-tham-Viet-Nam-cua-ong-Thuong-Van-Toan-post166779.gd Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn], giaoduc.net, 31.3.2016</ref>
 
{{Quần đảo Hoàng Sa}}