Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự biến Tây An”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Diễn biến: sửa chính tả 3, replaced: Cộng Sản → Cộng sản using AWB
n clean up, replaced: → (7) using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Xi an incident.JPG|phải|nhỏ|300px|Tưởng Giới Thạch và các thành viên cao cấp của Quốc dân đảng sau Sự biến Tây An]]
'''Sự biến Tây An''' là cuộc binh biến bắt giữ [[Tưởng Giới Thạch]] tại [[Tây An]] do [[Trương Học Lương]] và [[Dương Hổ Thành]] thực hiện, nhằm gây áp lực buộc Tưởng hợp tác với Đảng Cộng sản chống [[Đế quốc Nhật Bản]] vào ngày [[12 tháng 12]] năm [[1936]], khi Tưởng đến Tây An.<ref>[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1481aWQ9MjQxMjMmZ3JvdXBpZD0zJmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=2 Mục từ "Sự biến Tây An"] trong [[Từ điển bách khoa Việt Nam|Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam]]</ref> Sự biến Tây An gây chấn động thế giới đương thời.
 
==Bối cảnh==
Tháng 9 năm 1931, Đế quốc Nhật Bản bắt đầu tiến hành xâm lược Trung Quốc, cho đến mùa hè năm 1935, quân Nhật đã chiếm được vùng Đông Bắc Trung Quốc và 1,5 triệu quân Nhật đã được điều tới Trung Quốc, gây hấn khắp nơi. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng như vậy, Tưởng Giới Thạch vẫn chỉ hướng toàn lực về Hồng quân, coi cộng sản là đại thù của Trung Hoa và chủ trương diệt cộng trước, chống Nhật sau.
 
==Diễn biến==
Ngày [[4 tháng 12]] năm [[1936]], Tưởng Giới Thạch tới Tây An đốc chiến, ra lệnh cho hai tướng [[Trương Học Lương]] và [[Dương Hổ Thành]] lập tức tiến công [[Diên An]], đại bản doanh của [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]]. Do chịu ảnh hưởng của phong trào chống Nhật, hai tướng Trương Học Lương, Dương Hổ Thành tìm cách trì hoãn việc tiến công và thỉnh cầu [[Tưởng Giới Thạch]] đình chỉ nội chiến, cùng Đảng Cộng sản kháng chiến chống quân Nhật<ref name="DHT">[http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=96565&Catid=11 Sự biến Tây An và số phận bi thảm của tướng Dương Hồ Thành ]</ref>. Nhưng lời thỉnh cầu này bị Tưởng Giới Thạch cự tuyệt.
 
Tối ngày [[12 tháng 12]] năm [[1936]], hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành bất ngờ cho quân bao vây, dùng vũ lực bắt sống Tưởng Giới Thạch. Sau đó, hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành đã ra tuyên bố giải tán Tổng bộ chỉ huy tiễu phỉ Tây Bắc, thành lập Ủy ban Quân sự lâm thời Liên quân Tây Bắc kháng Nhật do Trương Học Lương làm Chủ tịch, Dương Hổ Thành làm Phó chủ tịch. Đồng thời hai người đã gửi điện thông báo cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và gửi kiến nghị tới Chính phủ Trung ương Quốc Dân đảng yêu cầu: cải tổ chính phủ, đình chỉ nội chiến, cùng nhau kháng Nhật, thực hiện dân chủ <ref name="DHT"/>.
 
Ngày 16 tháng 12, Chính phủ Quốc dân đảng ở [[Nam Kinh]] hạ lệnh thảo phạt Trương, Dương giải cứu Tưởng Ủy viên trưởng.
Dòng 24:
Tháng 6 năm 1946, khi Trương Học Lương đã ở tù đủ 10 năm, Tưởng Giới Thạch hủy bỏ hiệp định hiệp thương chính trị, phát động cuộc nội chiến chống Cộng. Và cho người ngỏ với Trương Học Lương là điều kiện để có thể trả tự do là: Trương Học Lương thừa nhận sự biến Tây An là mắc mưu Đảng Cộng sản và sau khi được thả ra, Trương Học Lương không được ra nước ngoài. Nhưng họ Trương đã từ chối.
 
Tháng 11 năm 1946, Trương Học Lương được đặc vụ Tưởng Giới Thạch áp giải ra [[Đài Loan]] vì họ Tưởng không muốn Trương Học Lương ở lại Hoa Lục để được phe cộng trả ơn cho công của Trương, đã bắt cóc Tưởng khiến Tưởng không thể tiếp tục công cuộc diệt cộng trong lúc Hồng quân rất yếu sau cuộc [[Vạn lý Trường chinh]].<ref>VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH, Chương: Ðường Về Sông Dương Tử, Tác giả Nguyễn Vạn Lý</ref>
 
Đầu năm 1949, Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ chức, Lý Tôn Nhân thay chức Tổng thống và ra lệnh thả Trương, Dương và một số tù chính trị khác. Nhưng do Tưởng Giới Thạch còn quá nhiều quyền lực nên mệnh lệnh của Lý Tôn Nhân đã không được thực hiện.
Dòng 31:
 
===Số phận Dương Hổ Thành===
Sau khi về tới [[Nam Kinh]], Tưởng ra mật lệnh bắt tướng Dương Hổ Thành, còn đang ở Tây An.
 
Nghe tin báo, [[Dương Hổ Thành]] trốn ra nước ngoài và sống lưu vong tại [[Pháp]]. Khi xảy ra [[Sự kiện Lư Câu Kiều]], từ Pháp, Dương Hổ Thành gửi thư cho Tưởng Giới Thạch xin được trở về để tham gia kháng chiến chống Nhật, nhưng bị họ Tưởng cự tuyệt. Bất chấp nguy hiểm, tháng 11 năm 1937, Dương Hổ Thành trở về [[Trung Quốc]]. Vừa đặt chân tới [[Quảng Châu]], Dương Hổ Thành bị đặc vụ Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tháng 1 năm 1946, tại Hội nghị Hiệp thương chính trị khai mạc tại [[Trùng Khánh]], [[Mao Trạch Đông]], Trưởng đoàn đại biểu [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] đã đề xuất với Tưởng Giới Thạch trả tự do cho hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành, nhưng bị Tưởng từ chối.