Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yoga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 116.100.72.173 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
n →‎Hệ thống Yoga cổ điển theo kinh Du-già: sửa chính tả 3, replaced: của của → của using AWB
Dòng 22:
Hệ thống Yoga cổ điển như một phái triết học được [[Ba-đan-xà-lê]] (zh. 巴丹闍梨, sa. ''patañjali'', tiểu sử không rõ, có thể sống thế kỉ 2/3 trước CN hoặc thứ 5 sau CN), tác giả của bộ ''[[Du-già kinh]]'' (zh. 瑜伽經, sa. ''yogasūtra'') khai sáng. Trong hệ thống này, Yoga kết hợp chặt chẽ với [[Triết học số luận]] (zh. 數論, sa. ''sāṃkhya'') đến mức người ta xem Yoga và Số luận gần như là một hệ thống với Yoga đại diện khía cạnh thực hành và Số luận đại diện phần lí thuyết. Yoga hấp thụ phần triết học siêu hình của Số luận. Tuy nhiên, người ta tìm thấy hai điểm khác biệt nổi bật giữa hai hệ thống này: phái Số luận thuộc hệ thống vô thần trong khi hệ thống Yoga thừa nhận một đấng Tự Tại (sa. ''īśvara''). Theo Số luận thì chỉ nhận thức siêu việt mới chính là con đường dẫn đến [[giải thoát]]. Đối với hai hệ thống này thì Phú-lâu-sa (zh. 富樓沙, sa. ''puruṣa''), tâm thức siêu việt trường tồn và bản tính (zh. 本性, sa. ''prakṛti'', ''Du-già kinh'' 1,24-27) là hai nguyên lí tối cao. Phú-lâu-sa, khi phản chiếu trong tâm thức (sa. ''citta'') con người chính là tiểu ngã hoặc linh hồn (sa. ''jīva'') hiển hiện trong thế giới hiện tượng, lăn trôi trong vòng sinh tử. Khi tâm thức con người được an tĩnh, không còn sự phản chiếu nữa thì khi ấy, nó nhận thức được bản tính uyên nguyên của nó và đạt giải thoát. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga.
 
Trong câu kệ thứ hai của của ''Du-già kinh'' Ba-đan-xà-lê định nghĩa Yoga (Du-già) như sau:
:yogaś cittavṛttinirodhaḥ
: Yoga là sự chế ngự (''nirodha'') những hoạt động của tâm thức (''cittavṛtti'').