Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Graffiti”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: ! → ! using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
 
==Ở Việt Nam==
Tranh phun sơn được du nhập vào [[Việt Nam]] bởi những du học sinh có tư tưởng phóng khoáng và yêu [[nghệ thuật]], tuy nhiên môn vẽ nghệ thuật này trở nên xấu trong mắt người dân thành phố với hàng loạt những hình vẽ bôi bẩn phố phường.

Ở giai đoạn đầu du nhập một cách nửa mùa nên cách thể hiện những hình ảnh nhem nhuốc bởi đủ thứ các loại màu sơn khiến cho các bức tường trở nên bẩn thỉu, xấu xí, nhiều chỗ sơn mới chồng lên sơn cũ, hình vẽ sau đè lên hình vẽ trước càng làm cho cảnh tượng thêm nhếch nhác. Nhiều người dị ứng với những hình vẽ Graffiti trên đường phố vì đa phần chúng được vẽ một cách tràn lan, bôi bẩn các con đường chứ không phải ác cảm với loại hình nghệ thuật này.<ref>{{chú thích web | url = http://dantri.com.vn/c135/s135-524020/graffiti-nghe-thuat-hay-pha-hoai.htm | tiêu đề = Graffiti - Nghệ thuật hay phá hoại? | author = | ngày = 4 tháng 10 năm 2011 | ngày truy cập = 7 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = [[Dân trí (báo)|Báo điện tử Dân Trí]] | ngôn ngữ = }}</ref> Tuy nhiên bên cạnh đó Graffiti lại được giới trẻ trong nước ủng hộ vì sự nổi loạn và các màu sắc tự do. Giai đoạn đầu này đã có nhiều nhóm vẽ ra đời và tạo được một số tiếng vang nhất định trong cộng đồng graffiti như: Street jockey, S5, UFO, KOS, 10S, Click76 (về sau là click9), 145... Tuy về sau đa phần các nhóm điều tan rã nhưng trong đó có nhiều thành viên vẫn còn hoạt động graffiti đến hiện tại và trở thành đàn anh, thế hệ đầu của Graffiti Việt như Daos, KD, Lairben,... Một số khác thì chuyển qua hoạt động ở các thể loại nghệ thuật khác và đa số đều đạt được những thành công nhất định.
 
Hiện nay graffiti đang dần được công chúng yêu thích và chấp nhận nhờ vào các hoạt động nghệ thuật có ý nghĩa của các nghệ sĩ Graffiti Việt Nam. Hiện đang có một cộng đồng graffiti lớn mạnh trên facebook là [https://www.facebook.com/GraffitiVN/?fref=ts Graffiti Việt Nam] để tổng hợp các tác phẩm trong nước. Ngoài ra còn có các nhóm vẽ cùng các artist hoạt động độc lập có tay nghề và kiến thức cao, tạo ra được nhiều tác phẩm nghệ thuật chất lượng. Graffiti ở Việt Nam hiện nay dần kế thừa được nhiều phong cách từ các trường phái hội họa khác, đặc biệt là sự ảnh hưởng của graphic design. Sau sự tan rã của các nhóm thế hệ đầu, thế hệ trẻ tiếp theo dần trở thành những cơn sóng mới, tạo nên tiếng nói và sức ảnh hưởng của riêng mình. Các nhóm mới như: APL21, TSK, SGC... đều có sự đóng góp nhất định. Các gương mặt graffiti trẻ như Danz, Trang Khoa, Kong... dần nổi lên như làn sóng mới. Bên cạnh các artist trong nước, các artist nước ngoài và Việt kiều cũng dần tham gia vào cuộc chơi này.
 
Giai đoạn hiện tại của graffiti Việt Nam là một giai đoạn thú vị vì có sự giao thoa của thế hệ đầu, thế hệ tiếp theo, và các artist nước ngoài. Không chỉ giao thoa về thế hệ, mà đây cũng là thời điểm giao thoa giữa phong cách cũ (oldschool) và phong cách mới (newschool, được kế thừa kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật bên ngoài vào). Do đó, ngay lúc này Graffiti Việt Nam đang trở nên đa dạng và thú vị hơn bao giờ hết.
 
==Liên kết ngoài==