Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Hiến Hoàng hậu (Tùy Văn Đế)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Vuhoangsonhn đã đổi Văn Hiến hoàng hậu thành Độc Cô hoàng hậu (Tùy Văn Đế) qua đổi hướng
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 41:
Độc Cô hoàng hậu đã từng được học chữ và có tài trị quốc, nên được Văn Đế coi trọng và thường bàn việc nước cùng bà. Các đại thần trong cung thường gọi [[Tùy Văn Đế]] và Độc Cô hoàng hậu là ''nhị thánh''. Bà thường đứng gần nghe Văn Đế bàn việc với đại thần và can thiệp vào các quyết định của Văn Đế, do đó đi vượt quá chức trách của hoàng hậu. Bà cũng tỏ ra nhân từ. Một lần, [[Đột Quyết]] dâng cho nhà Tùy minh châu có giá trị tới 800 vạn lượng vàng. Tổng quản U châu Bạch Thọ dâng lên Độc Cô. Bà cho rằng quân sĩ ở ngoài biên ải phải chiến đấu vất vả lao nhọc, bèn đem phân ra thưởng cho họ.
 
Do cha mẹ mất sớm, nên Độc Cô hoàng hậu rất đau buồn và xúc động khi thấy nhiều đại thần mặc dù đã lớn tuổi mà cha mẹ họ đều sống, nên luôn dùng lễ tiếp đãi đối với cha mẹ các đại thần trong triều. Khi cô mất cha mẹ sớm trong cuộc sống của mình, cô đã đặc biệt xúc động khi nhìn thấy các quan chức với cả cha lẫn mẹ, và cô ấy sẽ tỏ lòng tôn kính vì cha mẹ của các quan chức khi nhìn thấy chúng. Triều đình từng bàn luận rằng, theo quy định trong thời [[nhà Chu]], mỗi khi đại thần kết hôn hay nạp thiếp phải có sự đồng ý của hoàng hậu, nhưng Độc Cô từ chối vì cho rằng điều này đi vượt quá quyền hạn của bà.
 
Anh trai họ của Độc Cô hoàng hậu là Thôi Trường Nhân, giữ chức Đại đô đốc, phạm tội, theo luật phải xử chém. Văn Đế nể tình bà muốn tha co Trường Nhân, nhưng bà không muốn vì mình mà làm Văn Đế bỏ qua luật pháp, cuối cùng Trường Nhân bị giết<ref>[[Tùy thư]], quyển 36</ref> Về sau, năm [[598]] em trai khác mẹ của bà là Độc Cô Đà cũng phạm tội dùng bùa chú hại bà, nhưng bà lại nhịn ăn ba ngày để xin cho, sau Đà được miễn tội chết.