Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bình định Tây Bắc: sửa chính tả 3, replaced: của của → của using AWB
n →‎Ngoại giao: sửa chính tả 3, replaced: lân quốc → các nước lân cận using AWB
Dòng 147:
Sau khi Cao Ly trở thành nước phiên thuộc của triều Nguyên, Nguyên Thế Tổ sáu lần khiển sứ giả yêu cầu Nhật Bản (thời [[Mạc phủ Kamakura]]) triều cống, song đều thất bại, đo đó bắt đầu Chiến tranh Nguyên-Nhật. Năm 1274, quân Nguyên phát động chiến tranh xâm nhập Nhật Bản lần thứ nhất, sử thư Nhật Bản xưng là chiến dịch Bunei (文永の役), triều đình Nguyên phái hơn 32 nghìn người Đông chinh Nhật Bản, cuối cùng do gặp phải bão nên thương vong thảm trọng. Năm 1281, Hốt Tất Liệt lại phát động chiến tranh xâm nhập Nhật Bản lần thứ nhì, sử thư Nhật Bản xưng là chiến dịch Koan (弘安の役), do [[Phạm Văn Hổ]], Lý Đình suất hơn 10 vạn quân Giang Nam, nhưng do quân Nhật tích cực kháng cự, và quân Nguyên lại gặp phải bão, nên cuối cùng lại chịu thảm bại. Nhận định phổ biến là bão và quân Nguyên không giỏi thủy chiến là các nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại. Sau này, Nguyên Thế Tổ lại chuẩn bị đông chinh lần thứ ba, song do đại thần khuyến gián, lại thêm việc xuất binh tiến công An Nam nên bãi bỏ<ref name="元朝疆域"/>. Sau đó, Nguyên Thế Tổ nhiều lần khiển sứ song đều bị Nhật Bản cự tuyệt, quan hệ thông sứ mãi không thể kiến lập, song giao lưu kinh tế và văn hóa vẫn rất phồn thịnh, người Nhật Bản sang Nguyên hầu hết là thương nhân và thiền tăng. Triều đình Nguyên hạ lệnh cho quan ty duyên hải khai thông mậu dịch hải ngoại với Nhật Bản, cảng chủ yếu là Khánh Nguyên (nay là [[Ninh Ba]])<ref name="元朝疆域"/>.
 
Lãnh thổ Đại Việt (An Nam) nằm tại miền bắc Việt Nam ngày nay, từ thời [[Ngũ Đại Thập Quốc|Ngũ Đại]]-Bắc Tống đã độc lập với Trung Hoa. Mông Kha Hãn vào năm 1257 phái [[Ngột Lương Hợp Thai]] tiến công Đại Việt (thời [[nhà Trần|Trần]]), [[Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt|Chiến tranh Mông-Việt]] bùng phát. Sau khi [[Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1|kết thúc giao tranh]], [[Trần Thái Tông]] xưng thần trên danh nghĩa với Mông Cổ, được Mông Kha Hãn phong làm An Nam quốc vương. Tuy nhiên, [[Trần Thánh Tông]] sau khi kế vị không muốn xưng thần với Nguyên. Đương thời phía nam của Đại Việt có nước [[Chiêm Thành]], năm 1282 Quốc vương Chiêm Thành là [[Indravarman IV]] khiển sứ triều cống triều Nguyên, Nguyên Thế Tổ nhân đó đặt Kinh Hồ Chiêm Thành hành trung thư tỉnh, cho [[A Lý Hải Nha]] làm bình chương chính sự. Do Chiêm Thành câu lưu sứ giả của Nguyên, Nguyên Thế Tổ dựa vào đó phát binh phân thủy bộ tiến công. Ông bổ nhiệm [[Toa Đô]] suất thủy quân từ Quảng Châu vượt biển công kích Chiêm Thành. Năm sau, thủy quân Mông Cổ đánh hạ thành mà Indravarman IV cứ thủ, Indravarman IV cầu hòa, song sau khi Mông Cổ thoái quân lại giết sứ giả<ref>《元史卷210‧列傳第97‧外夷三》</ref>. Năm 1284, Nguyên Thế Tổ phái Trấn Nam vương [[Thoát Hoan]], A Lý Hải Nha và Toa Đô suất quân mượn đường Đại Việt tiến công Chiêm Thành, song Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông phản kháng nên hai bên [[Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2|bùng phát chiến tranh]]. Quân Nguyên xâm nhập Đại Việt với quy mô lớn, chiếm lĩnh quốc đô của Đại Việt. Tuy nhiên, Trần Thánh Tông và Trần Hưng Đạo suất lĩnh quân Trần tích cực kháng cự, lại thêm quân Nguyên mắc phải ôn dịch. Cuối cùng, quân Nguyên triệt thoái vào năm 1285, trên đường bị quân Trần tập kích, tổn thất quá bán. Năm 1288, triều đình Nguyên lại [[Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3|tiến hành nam chinh]] song vẫn thất bại, sau đó Đại Việt thỉnh hòa. Cuộc chiến tranh kéo dài này đến thời Nguyên Thành Tông mới ngưng, An Nam và Chiêm Thành về sau duy trì triều cống triều đình Nguyên. Đương thời, có nhiều quốc đảo tại Đông Nam Á triều cống cho triều đình Nguyên, hữu danh có Mã Lan Đan (nay là Malacca), Tô Mộc Đô Lạp (nay là Sumatra). Năm 1292, Nguyên Thế Tổ mệnh Diệc Hắc Mê Thất, Sử Bật và Cao Hưng đem thủy quân Phúc Kiến nam chinh Vương quốc [[Majapahit]] trên đảo [[Java]], đồng thời làm khuất phục nước lân quốccận của Majapahit là Cát Lang, song trúng kế bị đột kích, chiến bại trở về, song sau đó Majapahit vẫn phái sứ giả đến triều cống<ref name="中國通史宋遼金元史第五章"/>. Ngoài ra, Nguyên Thế Tổ còn phái sứ giả chiêu hàng Lưu Cầu Quốc (nay là Đài Loan hoặc [[quần đảo Nansei|Ryukyu]]), song sứ giả chỉ đến [[Bành Hồ]] rồi về<ref name="元朝疆域"/>.
 
[[Vương quốc Đại Lý|Đại Lý]] kế thừa [[Nam Chiếu]] từ thời Đường, do [[Đoàn Tư Bình]] kiến quốc vào năm 937, chiếm hữu khu vực [[Vân Nam]] ngày nay. Năm 1252, Mông Kha Hãn mệnh Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp Thai từ Tứ Xuyên đi đường vòng về phía nam diệt Đại Lý, Quốc vương [[Đoàn Hưng Trí]] của Đại Lý bị giáng làm Đại Lý thế tập tổng quản. [[Thổ Phồn]] từ thời vãn Đường đã tiến vào suy thoái, song [[Phật giáo Tây Tạng|Phật giáo Tạng truyền]] tại đây lại ngày càng hưng thịnh, thế lực của [[Lạt-ma|lạt ma]] vượt quá địa vị của tán phổ (quân chủ). Năm 1247, con thứ của Oa Khoát Đài Hãn là [[Khoát Đoan]] triệu thỉnh lạt ma [[Ban Trí Đạt]] (Pandit) đến Lương Châu, sử xưng Lương Châu hội minh, từ sau đó lạt ma Thổ Phồn và đại hãn Mông Cổ hình thành quan hệ bố thí. Khi Hốt Tất Liệt nam chinh Đại Lý, phân binh thảo phạt Thổ Phồn, Lạt ma Ban Trí Đạt và tán phổ đầu hàng, Thổ Phồn mất. Nguyên Thế Tổ phong người kế nhiệm Ban Trí Đạt là [[Bát Tư Ba]] (Phagpa) là "đế sư", kiêm nhiệm tổng chế viện (sau đổi thành tuyên chính viện) viện sứ, nắm quyền lực thống trị khu vực Ô Tự Tạng (U-Tsang), khiến người thống trị Tây Tạng chuyển từ tán phổ sang lạt ma. Vào sơ kỳ của triều Nguyên, Miến Điện nằm dưới quyền cai trị của [[triều Pagan|vương triều Pagan]]. Nguyên Thế Tổ phái sứ giả chiêu hàng song Pagan không chấp thuận, phái quân xâm nhập Vân Nam, [[Chiến tranh Nguyên-Miến]] bùng phát, sau đó quân Nguyên cũng nhiều lần tiến công Miến Điện. Năm 1283, Nguyên Thế Tổ phái quân xâm nhập Miến Điện, hai năm sau quốc vương của Miến Điện thỉnh hòa. Năm 1287, Miến Điện lâm vào nội loạn, quân Nguyên thừa cơ tiến công Miến Điện, thành Pagan bị phá, Miến Điện trở thành phiên thuộc của triều Nguyên, [[Narathihapate]] mất vương vị, triều đình Nguyên lập Miến Trung hành tỉnh, sau đó bổ nhiệm quốc vương Pagan làm tả thừa tướng của hành tỉnh, trở thành bù nhìn của triều Nguyên. Năm 1368, [[người Shan]] lập [[Vương quốc Ava]] tại miền đông của Miến Điện. [[Người Môn]] kiến đô tại [[Mottama|Martaban]], năm 1369 thiên đô đến [[Bago (thành phố Myanma)|Pegu]], kiến lập [[Vương quốc Hanthawaddy|vương triều Pegu]], hai vương quốc nam bắc giao chiến. Thủ lĩnh của người Shan cầm giữ Miến Điện vương, khiến Nguyên Thành Tông phái quân Nguyên thảo phạt, cuối cùng Ava phái sứ triều cống. Vương quốc [[Lan Na]] nằm tại phía đông của Ava, từng liên hiệp với Ava kháng cự quân Nguyên, triều Nguyên nhiều lần thảo phạt song chưa thành, đến thời Nguyên Thái Định Đế mới nội phụ<ref name="中國通史宋遼金元史第五章"/>. Đương thời, tại khu vực Thái Lan ngày nay còn có [[Vương quốc Sukhothai]], [[Vương quốc Ayutthaya]] cùng các tiểu quốc khác. Đến cuối thời Nguyên Thế Tổ, Ayutthaya bắt đầu tiến cống triều đình Nguyên, đến cuối thời Nguyên thì vương quốc này thôn tính các tiểu quốc khác, thống nhất thành Xiêm La<ref name="元朝疆域"/>.