Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kawabata Yasunari”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 2, replaced: Lao Động → Lao động (2) using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Đệ nhị thế chiến → Chiến tranh thế giới thứ hai (3) using AWB
Dòng 42:
Hồi nhỏ, Kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh. Nhưng đến tuổi mười lăm, ông cảm thấy mình có tài viết hơn là vẽ, nên quyết định chọn con đường văn chương. Do đó mà trong văn xuôi Kawabata, những phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.
 
Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo mà đáng chú ý nhất là tờ ''[[Mainichi Shimbun]]'' ở Osaka và Tokyo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị thế chiến]], ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ); một thời gian ngắn sau đó ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.
[[Tập tin:Kawabata yasunari birth.jpg|nhỏ|200px|Bia kỷ niệm nơi sinh Kawabata]]
 
Dòng 59:
''[[Xứ tuyết]]'' (雪国), tiểu thuyết đầu tiên của Kawabata, được bắt đầu năm [[1934]], đăng nhiều kỳ từ [[1935]] đến [[1937]], và chỉ hoàn tất năm [[1947]]. Chuyện tình giữa một tay chơi từ [[Tōkyō|Tokyo]] và một nàng ca kỹ (''[[geisha]]'') tỉnh lẻ diễn ra tại một thị trấn xa xôi đâu đó phía tây rặng Alps Nhật Bản (dãy núi chia đôi đảo [[Đảo Honshu|Honshu]]). Vẻ đẹp của tuyết, của các mùa, của người nữ hòa quyện trên từng trang sách, đẹp như thơ, đưa tác phẩm ngay lập tức trở thành cổ điển, và như lời [[Edward G. Seidensticker]], "có lẽ là kiệt tác của Kawabata", đã đưa Kawabata vào số những nhà văn hàng đầu nước Nhật.
 
Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị thế chiến]], ông tiếp tục thành công với những tiểu thuyết như ''Ngàn cánh hạc'' (千羽鶴, một chuyện tình bất hạnh trong khung cảnh trà đạo), ''Tiếng rền của núi'' (山の音), ''Người đẹp say ngủ'' (眠れる美女) và ''Cái đẹp và nỗi buồn'' (美しさと哀しみと, tiểu thuyết cuối cùng của ông, lại một câu chuyện đam mê với kết cuộc buồn).
 
Bản thân Kawabata cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là ''Danh thủ cờ vây'' (名人, [[1951]]), truyện ngắn này tương phản rõ rệt với những tác phẩm khác. Truyện kể lại (có hư cấu thêm) một ván [[cờ vây]] năm [[1938]], mà ông đã tường thuật cho báo ''Mainichi''. Đó là ván cờ cuối cùng của danh thủ [[Honinbo Shusai|Shūsai]], ông này đã thua người thách đấu trẻ hơn mình, rồi qua đời một năm sau. Mặc dù truyện có vẻ hời hợt, chỉ là thuật lại một cuộc đấu tranh lên đến đỉnh điểm, một số độc giả cho rằng đó là ẩn dụ thất bại của Nhật Bản trong ĐệChiến nhịtranh thế chiếngiới thứ hai, số khác lại coi là cuộc đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại.
 
Năm [[1968]], Kawabata được trao tặng [[giải Nobel]] với lời ca ngợi của [[Viện Hàn lâm Thụy Điển]]: "Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người" (diễn văn của tiến sĩ Anders Usterling trong lễ trao giải).