Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế hoạch Marshall”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Quá trình đàm phán: đánh vần, replaced: qui chế → quy chế
n sửa chính tả 3, replaced: Đệ nhị thế chiến → Chiến tranh thế giới thứ hai (3), Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai (5) using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Marshall Plan.svg|phải|nhỏ|300px|Bản đồ của châu Âu và vùng Cận Đông thời [[Chiến tranh Lạnh]] thể hiện các nước đã nhận viện trợ theo Kế hoạch Marshall. Các cột màu xanh thể hiện mối tương quan tổng số tiền viện trợ cho mỗi quốc gia.]]
 
'''Kế hoạch Marshall''' (''Marshall Plan'') là một [[kế hoạch]] trọng yếu của [[Hoa Kỳ]] nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia [[Tây Âu]], đẩy lui [[chủ nghĩa cộng sản]] sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]. Mang tên chính thức "'''Kế hoạch phục hưng châu Âu'''" (''European Recovery Program'' - ERP), nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của [[Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ|Ngoại trưởng Mỹ]] [[George Marshall]], người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động của các quan chức [[Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ]], trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của [[William L. Clayton]] và [[George F. Kennan]].
 
Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia [[Châu Âu]] ngày [[12 tháng 7]] năm [[1947]]. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho [[Liên Xô]] và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 [[tỷ]] [[đô la Mỹ]] viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia [[Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế]] - OECD.<ref>Khoảng 13 tỷ đô la so với tổng sản phẩm quốc nội 258 tỷ đô la năm 1948.</ref> Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo.
Dòng 13:
=== Bối cảnh tại châu Âu ===
[[Tập tin:Hamburg after the 1943 bombing.jpg|nhỏ|300px|Các tòa nhà đổ nát sau cuộc không kích [[Hamburg]]]]
Phần lớn châu Âu bị tàn phá nặng nề với hàng triệu người chết và bị thương sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]. Chiến sự tàn phá trên toàn lục địa, trải rộng trên một diện tích còn lớn hơn [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]]. Các cuộc ném bom dai dẳng cũng đồng nghĩa với việc phần lớn các thành phố lớn đều bị tàn phá hủy nặng nề, với các khu công nghiệp bị đánh phá nghiêm trọng. Rất nhiều thành phố lớn, bao gồm cả [[Warszawa]] và [[Berlin]] hoàn toàn đổ nát, các thành phố khác, như [[Luân Đôn|London]] và [[Rotterdam]], thì bị thương tích nặng nề. Hạ tầng cơ sở kinh tế điêu tàn, hàng triệu người trở thành vô gia cư. Mặc dù [[nạn đói ở Hà Lan năm 1944]] đã dịu đi cùng với nguồn viện trợ, nhưng sự hoang tàn của ngành [[nông nghiệp]] cũng khiến cho nạn đói xảy ra tại một số vùng trên lục địa, lại càng trở nên nghiêm trọng vì mùa đông đặc biệt khắc nghiệt năm 1946–1947 tại vùng tây bắc châu Âu. Đặc biệt hạ tầng [[giao thông]] bị phá hoại nghiêm trọng, vì đường sắt, cầu cống, đường sá là các mục tiêu không kích quan trọng, trong khi phần lớn các đoàn tàu thương mại đã bị đánh chìm. Mặc dù phần lớn các thị trấn nhỏ và làng mạc ở Tây Âu không phải chịu cảnh tàn phá ghê gớm như vậy, nhưng việc hệ thống giao thông bị tiêu hủy cũng làm cho họ trở nên cô lập về mặt kinh tế. Bất kỳ vấn đề nào trên đây đều không dễ để giải quyết, vì phần lớn các quốc gia tham chiến đều đã kiệt quệ về tài chính.
 
Từ sau Thế chiến thứ nhất, nền kinh tế châu Âu đã bị tổn thất nặng nề và cuộc khủng hoảng sau thời kỳ thế chiến, kéo dài đến tận [[thập niên 1920]], đã dẫn đến sự bất ổn và suy thoái trên toàn cầu. Nước Mỹ, mặc dù lúc đó đang theo [[chủ nghĩa biệt lập]], cũng cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tại châu Âu, chủ yếu là thông qua sự tham gia của các ngân hàng Mỹ. Khi Đức không thể trả nổi các khoản [[bồi hoàn chiến phí]], người Mỹ can thiệp bằng cách nới rộng các khoản vay lớn cho Đức, một món nợ mà người Mỹ không đòi lại được khi họ tham gia ThếChiến chiếntranh thế giới thứ hai vào năm 1941.<!--Câu cuối đoạn này khó hiểu quá. Mekong Bluesman trả lời: họ không đòi được vì họ tham gia Thế chiến thứ hai chống lại Đức-->
 
Tại [[Washington, D.C.|Washington]], người ta nhất trí là những sai lầm sau Thế chiến thứ nhất không được phép tái diễn. Bộ ngoại giao dưới thời Tổng thống [[Harry S. Truman]] dồn tâm sức theo đuổi các hoạt động đối ngoại, nhưng [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội]] thì phần nào tỏ ra không quan tâm. Ban đầu, người ta hy vọng là chỉ cần không nhiều tiền lắm cũng đủ để tái thiết châu Âu; và Anh, Pháp, với sự giúp sức từ các thuộc địa của họ, sẽ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, tới năm 1947 vẫn chỉ có rất ít tiến bộ. Và mùa đông giá lạnh liên tục trong mấy năm làm tình hình vốn đã xấu lại càng xấu hơn. Nền kinh tế châu Âu dường như không phát triển mạnh với tỷ lệ [[thất nghiệp]] cao, lương thực thiếu thốn, dẫn đến các cuộc [[đình công]] và bất ổn trong một số quốc gia. Năm 1947, nền kinh tế châu Âu vẫn còn ở dưới mức trước chiến tranh, và hầu như không có dấu hiệu tăng trưởng. Sản lượng nông nghiệp ở khoảng 83% mức năm 1938, sản xuất công nghiệp là 88%, xuất khẩu chỉ ở mức 59%.<ref>Michael J. Hogan, ''The Marshall Plan'', trang 30.</ref>
Dòng 34:
Dù vậy, sức mạnh và sự thu hút của các đảng cộng sản bản địa tại chính các quốc gia Tây Âu sở tại khiến Hoa Kỳ cũng phải lo ngại. Tại cả Pháp và Ý, sự nghèo khổ thời hậu chiến như tiếp thêm sinh lực cho các đảng cộng sản, vốn đã đóng vai trò trung tâm cho phong trào kháng chiến trước đó. Các đảng này giành được thắng lợi quan trọng trong các cuộc bầu cử sau thế chiến, với [[Đảng Cộng sản Pháp]] trở thành chính đảng lớn nhất nước Pháp. Mặc dù ngày nay các sử gia coi mối nguy Pháp và Ý rơi vào tay đảng cộng sản là chuyện xa vời,<ref>Gaddis, ''We Now Know''.</ref> nhưng nó đã được coi là mối đe dọa thực tiễn với các nhà hoạch định chính sách Mỹ lúc đó. Chính phủ Mỹ dưới thời [[Harry S. Truman]] bắt đầu tin vào khả năng này vào năm 1946, đặc biệt với bàn diễn văn "Iron Curtain" (Bức màn sắt) của [[Winston Churchill|Churchill]], đọc trước sự có mặt của Truman. Trong tâm trí họ, Hoa Kỳ cần phải xác định lập trường của họ trên trường quốc tế, nếu không họ sẽ mất đi sự tín nhiệm. Sự trỗi dậy của học thuyết "phong tỏa" lập luận rằng Hoa Kỳ cần phải giúp đỡ thật nhiều cho các quốc gia phi cộng sản để ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô. Người ta cũng hy vọng là các quốc gia Đông Âu cũng sẽ gia nhập kế hoạch này, và rút khỏi khối Xô viết đang nổi lên.
 
Thậm chí từ trước khi có Kế hoạch Marshall, Hoa Kỳ đã gửi một lượng lớn viện trợ để giúp châu Âu hồi phục. Khoảng 9 tỷ đô la đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 1945 tới 1947. Phần lớn số viện trợ này là viện trợ gián tiếp, đến từ dạng thỏa thuận ''[[lend-lease]]'' liên tiếp, và thông qua nỗ lực của binh sĩ Mỹ sửa chữa hạ tầng cơ sở cũng như giúp người tị nạn. Một số các thỏa thuận hỗ trợ song phương cũng được ký kết, mà quan trọng nhất trong số đó có lẽ là việc hứa hẹn giúp đỡ quân sự cho [[Hy Lạp]] và [[Thổ Nhĩ Kỳ]] theo [[Chủ thuyết Truman|Học thuyết Truman]]. Tổ chức [[Liên Hiệp Quốc]] khi đó mới ra đời cũng tiến hành một loạt các hoạt động cứu trợ nhân đạo, tài trợ hoàn toàn bởi Hoa Kỳ. Các nỗ lực đó có tác động quan trọng, nhưng thiếu tính chất tổ chức trung tâm và thiếu kế hoạch nên không thành công trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu căn bản của châu Âu.<ref>[[Tony Judt]], trong ''The Marshall Plan: Fifty Years After,'' biên tập Martin Schain, trang 4.</ref> Từ năm 1943, Ủy ban Phục hồi và Cứu trợ Liên hiệp quốc (''United Nations Relief and Rehabilitation Administration'' - UNRRA) đã được thành lập để cung cấp viện trợ cho các vùng đất được giải phóng từ [[phe Trục]] sau ThếChiến chiếntranh thế giới thứ hai. UNRRA cung cấp hàng tỷ đô la trong các khoản viện trợ, và giúp được khoảng 8 triệu người tị nạn. Tổ chức này dừng hoạt động tại các trại cho người tị nạn vào năm 1947 tại châu Âu, vì dự trù Kế hoạch Marshall sẽ thay thế nó. Nhiều hoạt động của tổ chức này được chuyển giao cho các cơ sở Liên Hiệp Quốc khác.
 
== Ý tưởng ban đầu ==
Dòng 54:
Stalin ban đầu tỏ ý quan tâm đến Kế hoạch Marshall. Ông cho rằng Liên Xô có vị thế trên trường quốc tế sau chiến tranh và có thể ra yêu sách về điều kiện viện trợ. Vì vậy ông gửi Bộ trưởng [[Bộ Ngoại giao Liên Xô|Bộ Ngoại giao]] [[Vyacheslav Mikhailovich Molotov]] tới [[Paris]] để hội đàm với Bevin và Bidault.<ref>Gaddis, trang 41.</ref> Các nhà lãnh đạo Anh và Pháp, cũng như Mỹ, không thực sự quan tâm đến việc mời Liên Xô tham dự và họ đã đề nghị với Molotov các điều kiện mà Liên Xô sẽ không bao giờ chấp nhận. Điều kiện quan trọng nhất là tất cả các quốc gia tham dự kế hoạch này phải chấp nhận để nền kinh tế của mình được ước định bởi một tổ chức độc lập, tức một sự kiểm định mà Liên Xô không thể cho phép. Bevin và Bidault cũng nhất định đòi viện trợ phải đi kèm với việc thống nhất nền kinh tế châu Âu, một điều rất không thích hợp với nền kinh tế kế hoạch có chỉ đạo của Liên Xô. Kết quả là Molotov rời Paris và không chấp nhận kế hoạch này.
 
Ngày 12 tháng 7, một cuộc họp lớn được tổ chức tại Paris. Tất cả các quốc gia châu Âu đều được mời tham dự, ngoại trừ [[Tây Ban Nha]] (là quốc gia không tham chiến trong ThếChiến chiếntranh thế giới thứ hai nhưng nghiêng về phe Trục) và các tiểu quốc [[Andorra]], [[San Marino]], [[Monaco]] và [[Liechtenstein]]. Liên Xô cũng được mời, nhưng người ta hiểu ngầm là Liên Xô sẽ không tới dự. Các quốc gia thuộc [[Đông Âu|khối Đông Âu]] cũng được mời, với [[Tiệp Khắc]] và [[Ba Lan]] đồng ý tới dự. Biểu thị rõ ràng nhất về việc Liên Xô thâu tóm ảnh hưởng trong khu vực là việc Bộ trưởng Bộ ngoại giao Tiệp Khắc, [[Jan Masaryk]], bị triệu đến [[Moskva]] và bị Stalin mắng mỏ về việc toan tính tham gia Kế hoạch Marshall. Thủ tướng Ba Lan [[Josef Cyrankiewicz]] được Stalin tưởng thưởng cho việc Ba Lan từ chối tham dự chương trình này bằng một hiệp định thương mại khổng lồ có trị giá trong vòng 5 năm, 450 triệu đô la vốn tín dụng, 200 ngàn tấn ngũ cốc, máy móc công nghiệp nặng và công xưởng.<ref>[http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,855998,00.html Carnations], Tạp chí Time, 09 tháng 2 năm 1948</ref> Stalin coi kế hoạch này là mối đe dọa nghiêm trọng cho sự kiểm soát của Liên Xô với khối Đông Âu, và tin rằng việc hợp nhất nền kinh tế với phương Tây sẽ khiến các quốc gia đó thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Liên Xô. Phía Mỹ cũng tin tưởng như vậy và hy vọng là viện trợ kinh tế sẽ hỗ trợ để đối trọng lại sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô. Họ do đó không tỏ ra ngạc nhiên khi phái đoàn Tiệp Khắc và Ba Lan bị ngăn không được tới họp. Các quốc gia Đông Âu khác từ chối kế hoạch này ngay tức khắc.<ref name="Marshall">Schain, trang 132</ref> [[Phần Lan]] cũng khước từ đề nghị để tránh chọc giận Liên Xô. Để đổi lại đề nghị trợ cấp và buôn bán thương mại với phương Tây, Liên Xô đưa ra [[Kế hoạch Molotov]], và sau này là [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế|COMECON]]. Trong một bài diễn văn trước [[Liên Hiệp Quốc]], Thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô [[Andrei Ianuaryevich Vyshinsky]] tuyên bố Kế hoạch Marshall vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Ông buộc tội Hoa Kỳ âm mưu áp đặt ý muốn của mình lên các quốc gia độc lập, cùng với việc sử dụng việc phân phối viện trợ từ nguồn lực kinh tế của mình cho các quốc gia nghèo như một công cụ gây áp lực chính trị.<ref>[http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/episodes/03/documents/vyshinsky/ CNN Cold War - Tư liệu lịch sử: Diễn văn của Vyshinsky<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
== Quá trình đàm phán ==
Dòng 78:
 
== Phí tổn ==
Viện trợ từ Kế hoạch Marshall được phân bổ cho các nước đại thể tính trên đầu người. Một phần lớn số viện trợ được dành cho các cường quốc công nghiệp lớn, vì các ý kiến đều cho rằng sự phục hồi của họ là điều kiện thiết yếu cho sự tồn vong của châu Âu nói chung. Các quốc gia châu Âu trong [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Khối Đồng Minh thời Đệ nhị thế chiến]] được nhiều viện trợ trên đầu người hơn một chút, còn các quốc gia Trung lập hoặc trong [[Phe Trục]] được ít hơn. Bảng sau cho số lượng tiền và năm từ cuốn ''The Marshall Plan Fifty Years Later.'' Không có số liệu chính xác về số lượng tiền, vì các nhà nghiên cứu không nhất trí được liệu những khoản viện trợ nào trong khoảng thời gian đó là một phần của Kế hoạch Marshall.
 
[[Tập tin:US-MarshallPlanAid-Logo.svg|150px|nhỏ|Nhãn hiệu trên các kiện hàng viện trợ]]
Dòng 148:
 
== Các quốc gia không nằm trong Kế hoạch Marshall ==
Nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới bị tàn phá trong ĐệChiến nhịtranh thế chiếngiới thứ hai không được hưởng lợi từ kế hoạch Marshall. Quốc gia lớn duy nhất ở châu Âu bị ngoại trừ là nước [[Tây Ban Nha]] dưới thời [[Francisco Franco]]. Sau chiến tranh, họ theo đuổi chính sách tự cung tự cấp, kiểm soát tiền tệ và chế độ quota, nhưng thu được rất ít kết quả. Với việc chiến tranh Lạnh leo thang, Hoa Kỳ xem xét lại quan điểm của mình, và từ năm 1951, xếp Tây Ban Nha vào trong số các đồng minh, vì chính sách chống cộng quyết liệt của Franco. Trong vòng một thập kỷ tiếp đó, một số lớn viện trợ được chuyển cho Tây Ban Nha, nhưng ít hơn những gì mà các nước láng giềng của quốc gia này nhận được.<ref>Crafts, Toniolo, trang 363</ref>
 
Trong khi phần phía tây của Liên Xô bị tàn phá nặng nề vì chiến tranh, thì phần phía đông hầu như không bị đụng chạm gì, mà còn diễn ra quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời chiến. Liên Xô cũng áp đặt những khoản bồi thường chiến phí lớn lên các quốc gia liên minh với phe Trục khi đó nằm dưới vòng ảnh hưởng của mình. [[Phần Lan]], [[Hungary]], [[România]], và đặc biệt là [[Cộng hòa Dân chủ Đức|Đông Đức]] bị buộc phải trả những khoản tiền lớn, và phải chuyên chở rất nhiều vật tư sang cho Liên Xô. Các khoản bồi thường đó có nghĩa là Liên Xô cũng nhận được tương đương với các quốc gia nhận viện trợ từ Kế hoạch Marshall.
Dòng 230:
* [http://news.enquirer.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/20061210/EDIT02/612100471/-1/back01 Marshall Plan Still Working, 60 Years Later] Cincinnati Enquirer, 10 tháng 12 năm 2006
 
{{Các chủ đề|ĐệChiến nhịtranh thế chiếngiới thứ hai|Châu Âu|Kinh tế|Mỹ}}
{{Chiến tranh Lạnh}}
{{Sao chọn lọc}}