Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trôi dạt lục địa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bằng chứng về sự trôi dạt lục địa: sửa chính tả 3, replaced: Châu Phi → châu Phi using AWB
n →‎Tranh cãi về sự trôi dạt lục địa: sửa chính tả 3, replaced: Đệ nhị thế chiến → Chiến tranh thế giới thứ hai using AWB
Dòng 20:
 
== Tranh cãi về sự trôi dạt lục địa ==
Trước khi có nhiều bằng chứng [[địa lý|địa lý học]] thu thập được từ sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị thế chiến]], ý tưởng về sự trôi dạt của các [[lục địa]] đã từng gây ra tranh cãi nảy lửa giữa các nhà khoa học. Ngày [[15 tháng 11]] năm [[1926]], [[Hiệp hội Địa chất Dầu mỏ Mỹ]] (AAPG) mở một hội thảo, trong đó bàn cãi về thuyết lục địa trôi dạt. Kết quả là tập các bài báo ra đời năm [[1928]] với tên Lý thuyết về trôi dạt lục địa (''Theory of continental drift''). Wegener cũng viết bài cho tập này.
 
Vấn đề gây khó hiểu nhất trong lý thuyết của Wegener là các lục địa bị "đào xới" lên từ nền đá của các đại dương. Đa số các nhà địa chất học đã không tin như vậy. Thuyết [[kiến tạo mảng]], một phiên bản cập nhật hiện đại cho ý tưởng của Wegener, giải nghĩa chuyển động của các lục địa thông qua sự [[tách giãn đáy đại dương]]. Các lớp đá mới được hình thành nhờ hoạt động của [[núi lửa]] ở các dãy núi giữa các đại dương và sẽ quay trở về vỏ [[Trái Đất]] tại các vực sâu của đại dương. Đáng chú ý là, trong tập bài báo xuất bản năm [[1928]] của AAPG, G. A. F. Molengraaf làm việc tại [[Viện Công nghệ Delft]] (nay là [[Đại học Công nghệ Delft]]) đã đề xuất một mô hình về tách giãn đáy đại dương khi miêu tả sự mở rộng của Đại Tây Dương và [[đới tách giãn Đông Phi]]. Giả thuyết này vẫn cần kiểm tra thêm bằng các bằng chứng thực nghiệm.