Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Quốc (khu vực)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nghệ thuật, học thuật, và văn học: sửa chính tả 3, replaced: nghệ sỹ → nghệ sĩ using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai (3), Thế chiến thứ nhất → Chiến tranh thế giới thứ nhất using AWB
Dòng 6:
Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của [[lịch sử thế giới|thế giới]] và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, [[Lịch sử Trung Quốc|lịch sử]] Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ [[hòa bình]] xen kẽ [[chiến tranh]], trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại [[Bình nguyên Hoa Bắc]] và lan ra tận các vùng phía [[Đông Á|Đông]], [[Đông Bắc Á|Đông Bắc]], và [[Trung Á]]. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Hoa cũng là một trong những nền văn minh với [[công nghệ|kỹ thuật]] và [[khoa học]] tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng [[văn hóa]] lớn trong khu vực Đông Á.
 
Tuy nhiên từ [[thế kỷ 19]] đến đầu [[thế kỷ 20]], ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của [[chủ nghĩa đế quốc|sức mạnh]] [[phương Tây]] cũng như sức mạnh khu vực của [[Nhật Bản]]. Cuối thế kỷ 19 nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này bị [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật]] xâm chiếm vào [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]] và người Nhật đã tách lãnh thổ Mãn châu ra khỏi Trung Quốc, dựng nên chính phủ [[Mãn Châu quốc|Mãn Châu Quốc]]. [[Chế độ quân chủ]] tại Trung Quốc chấm dứt và [[Trung Hoa Dân Quốc]] (THDQ) ra đời năm [[1912]] dưới sự lãnh đạo của [[Tôn Dật Tiên]]; tuy nhiên Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ của THDQ đã hỗn loạn vì kiểu lãnh đạo [[chủ nghĩa quân phiệt|quân phiệt]], [[Chiến tranh Trung-Nhật|Chiến tranh Trung-Nhật lần II]] và [[Nội chiến Trung Quốc|nội chiến]] giữa [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc Dân Đảng]] và [[Đảng Cộng sản Trung Quốc|Cộng sản Đảng]].
 
Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của [[Mao Trạch Đông]] sau khi giành chiến thắng đã thành lập nước [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] vào năm [[1949]], đẩy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đảo [[Đài Loan]] là hòn đảo vốn thuộc quyền quản lý của họ sau khi kết thúc ThếChiến chiếntranh thế giới thứ hai.
 
== Tên gọi ==
Dòng 44:
Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở [[Trung Á]] mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đã hình thành cục diện của thế kỷ 19 trong đó Trung Quốc đứng ở thế phòng thủ trước [[chủ nghĩa đế quốc]] châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á.
 
Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa không phải do tác động của châu Âu và Mỹ, như các nhà sử học theo [[chủ thuyết vị chủng]] phương Tây vẫn hằng tin tưởng, mà có thể là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên [[Thái Bình Thiên Quốc]] kéo dài từ [[1851]] đến [[1862]]. Mặc dù cuối cùng lực lượng này cũng bị lực lượng triều đình dập tắt, cuộc nội chiến này là một trong số những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - ít nhất hai mươi triệu người bị chết (hơn tổng số người chết trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]]). Trước khi xảy ra nội chiến này cũng có một số cuộc khởi nghĩa của những người theo [[Hồi giáo]], đặc biệt là ở vùng Trung Á. Sau đó, một cuộc khởi nghĩa lớn cũng nổ ra mặc dù tương đối nhỏ so với nội chiến Thái Bình Thiên Quốc đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là [[phong trào Nghĩa Hòa Đoàn|khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn]] với mục đích đuổi người phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy đồng tình thậm chí có ủng hộ quân khởi nghĩa,[[Từ Hi Thái hậu]] lại giúp các lực lượng nước ngoài dập tắt cuộc khởi nghĩa này.
 
[[Tập tin:China, Mao (2).jpg|nhỏ|trái|270px|Chủ tịch Trung Quốc [[Mao Trạch Đông]] tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày [[1 tháng 10]], [[1949]]]]
Dòng 114:
Các đơn vị hành chính cấp cao của Trung Quốc thay đổi tùy theo từng chế độ hành chính trong lịch sử. Đơn vị cấp cao gồm có [[đạo (đơn vị hành chính)|đạo]] hay [[lộ (đơn vị hành chính)|lộ]] và [[tỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]]. Dưới đó thì có các [[địa khu Trung Quốc|phủ]], [[châu (đơn vị hành chính)|châu]], sảnh, [[quận]], [[khu (Trung Quốc)|khu]] và [[huyện (Trung Quốc)|huyện]]. Cách phân chia hành chính hiện nay là [[địa cấp thị]] hay thành phố trực thuộc tỉnh (cấp địa khu), [[huyện cấp thị]] hay thị xã, [[trấn (Trung Quốc)|trấn]] hay thị trấn và [[hương (Trung Quốc)|hương]], tương đương cấp xã ở [[Việt Nam]].
 
Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc đều đặt kinh đô tại [[Trung Nguyên|vùng đất trung tâm lịch sử]] của Trung Quốc với tên gọi chính xác về mặt chính trị là [[Trung Quốc bản thổ]] (vì tên gọi này không tính đến các vùng đất mà nó không quản lý như Mông Cổ hay Đài Loan). Nhiều triều đại còn thể hiện [[tư tưởng bành trướng]] khi đánh chiếm các vùng đất xung quanh như như [[Nội Mông|Nội Mông Cổ]], [[Mãn Châu]], [[Tân Cương]], và [[Tây Tạng]]. [[Nhà Thanh]] do người [[Mãn Châu]] lập ra cũng như các chính thể sau đó là [[Trung Hoa Dân Quốc]] và [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] cũng củng cố việc sát nhập các lãnh thổ này vào Trung Quốc. Biên giới chia cắt các lãnh thổ này truớc đây tương đối mơ hồ và không gắn với cách phân chia hành chính hiện nay. Trung Quốc bản bộ thường được coi là bao bọc bởi [[Trường Thành]] và dọc theo viền [[cao nguyên Thanh Tạng]]; [[Mãn Châu]] và [[Nội Mông|Nội Mông Cổ]] nằm ở phía bắc của [[Vạn Lý Trường Thành]], và biên giới giữa hai vùng này có thể là biên giới hiện tại giữa Nội Mông Cổ và các tỉnh [[đông bắc Trung Quốc]], hoặc biên giới lịch sử của [[Mãn Châu quốc]] vào [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]; ranh giới của [[Tân Cương]] vẫn là Khu tự trị dân tộc Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) Tân Cương ngày nay; còn Tây Tạng lịch sử thì coi như bao phủ gần như toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng. Theo truyền thống, Trung Quốc được chia thành hai miền [[Bắc Phương (Trung Quốc)|Bắc]] và [[Nam Phương (Trung Quốc)|Nam]], với ranh giới địa lý là [[hoài Hà|sông Hoài]] và dãy [[Tần Lĩnh]].
 
== Con người ==