Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Milan Kundera”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:49.5939589
n sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai, removed: __TOC__ using AWB
Dòng 1:
<!--[[Hình:Milankundera.jpg|phải|Milan Kundera]]-->
'''Milan Kundera''' (thường được phiên âm Việt hóa là ''Mi-lan Kun-đê-ra'', sinh ngày [[1 tháng 4]] năm [[1929]] tại [[Brno]], [[Tiệp Khắc]]) là một [[nhà văn]] Tiệp Khắc, hiện mang quốc tịch [[Pháp]]. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu thuyết ''[[Đời nhẹ khôn kham]]''.
 
__TOC__
{{TOCright}}
== Tiểu sử ==
Ông sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu, cha là Ludvik Kundera (1891-1971). Ludvik Kundera là học trò của nhà soạn nhạc Séc [[Leoš Janáček]], hiệu trưởng Học viện Âm nhạc Janáček tại Brno từ năm 1948 đến 1961. Cha Kundera là người thầy dạy đàn [[dương cầm|piano]] đầu tiên của ông. Sau này Kundera cũng theo học [[lý thuyết âm nhạc|nhạc lý]]. Tham khảo và ảnh hưởng âm nhạc có thể tìm thấy trong các tác phẩm của ông, thậm chí ông còn đưa các nốt nhạc vào giữa các trang viết của mình.
 
Ông tốt nghiệp trung học tại Brno năm 1948. Sau đó ông theo học văn học và mỹ học tại Khoa Nghệ thuật tại [[Đại học Karlova]] ở [[Praha]], nhưng chỉ sau hai học kỳ, ông chuyển sang Khoa Điện ảnh tại [[Học viện Nghệ thuật biểu diễn Praha]], ban đầu ông đăng kí học đạo diễn và viết kịch. Năm 1950 ông bị buộc dừng học vì các lý do chính trị. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1952, ông được bổ nhiệm làm giảng viên văn học thế giới tại Khoa Điện ảnh. Kundera thuộc về thế hệ những người Séc mà tuổi trẻ không được trải qua nền cộng hòa trước thế chiến. Ý thức hệ của họ bị ảnh hưởng nặng bởi [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]] và tình trạng quân Đức chiếm đóng. Vì vậy, năm 1948, khi còn rất trẻ, ông tham gia thành lập [[Đảng Cộng sản Tiệp Khắc]]. Năm 1950, ông và nhà văn [[Jan Trefulka]] bị khai trừ khỏi đảng vì lí do "chống đảng". Trefulka miêu tả sự kiện này qua tiểu thuyết ''Pršelo jim štěstí'' (1962) của ông; Kundera thì dùng sự kiện này như nguồn cảm hứng cho chủ đề chính tiểu thuyết ''[[Žert]]'' (Lời đùa cợt) ông viết năm 1967. Ông được tái kết nạp vào đảng năm 1956 và lại bị khai trừ năm 1970. Kundera cùng nhiều nghệ sĩ, trí thức Séc bị lôi cuốn vào sự kiện [[Mùa xuân Praha 1968]] – giai đoạn cải cách chính trị ngắn ngủi bị đè bẹp bởi cuộc xâm lăng của [[Xô viết|Xô Viết]] vào tháng 8 năm 1968. Đây là thời điểm ông rút lui hoàn toàn khỏi đời sống văn hóa Séc.
 
Ông định cư ở Pháp từ năm 1975 và trở thành công dân Pháp từ năm 1981.