Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trại tập trung Auschwitz”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: 1 vài → một vài using AWB
n Đã lùi lại sửa đổi 24033909 của TuanminhBot (thảo luận)
Dòng 84:
Người đứng đầu phụ trách việc xây dựng Auschwitz II-Birkenau là [[Karl Bischoff]]. Khác với người tiền nhiệm, Bischoff là một công chức có tài và năng nổ. Trại Birkenau gồm bốn nhà thiêu và hàng trăm tòa nhà khác được lên kế hoạch và thực hiện. Bischoff ban đầu dự kiến bố trí 550 tù nhân mỗi doanh trại; về sau con số này tăng lên thành 744. Sức chứa của những công trình dùng làm chỗ cư ngụ cho tù nhân không lớn bằng sức chứa của những công trình dùng để tiêu diệt họ.{{sfn|BBC Television|2005}}
 
[[Phòng hơi ngạt]] đầu tiên ở Birkenau là "nhà đỏ" (nhân viên SS gọi là Bunker 1), một ngôi nhà gạch được chuyển đổi bằng cách dọn sạch bên trong thành một khoang trống và xây gạch bít các cửa sổ. Bunker 1 hoạt động đến tháng 3 năm 1942. Ngôi nhà gạch thứ hai, "nhà trắng" hay Bunker 2, trở thành phòng hơi ngạt sau Bunker một1 vài tuần.{{sfn|Rees|2005|pp=96–97, 101}}{{sfn|Piper|1994c|p=161}} Các công trình này phục vụ việc hành quyết hàng loạt cho tới đầu năm 1943.{{sfn|Steinbacher|2005|p=98}} Trong các ngày 17 và 18 tháng 7 năm 1942, Himmler đích thân tới thăm trại. Ông trình bày về việc hành quyết hàng loạt bằng phòng hơi ngạt ở Bunker 2 và tới thăm địa điểm mà nhà máy mới của [[IG Farben]] đang thi công tại thị trấn Monowitz gần đó.{{sfn|Steinbacher|2005|p=106}}
 
Vào đầu năm 1943, Quốc xã quyết định tăng cường mạnh năng lực tàn sát của Birkenau. Nhà thiêu II ban đầu thiết kế làm nơi xử lý xác với các nhà xác dưới tầng hầm và lò thiêu trên mặt đất đã được chuyển đổi thành một nhà máy giết người bằng cách tạo ra thêm những cánh cửa kín, những lỗ thông để đổ [[Zyklon B]] vào phòng, và thiết bị thông hơi để loại bỏ hơi độc sau đó.{{sfn|Steinbacher|2005|pp=100–101}} Tòa nhà bắt đầu hoạt động từ tháng 3. Nhà thiêu III áp dụng kiểu thiết kế tương tự. Các nhà thiêu IV và V cũng được thi công trong mùa xuân năm đó. Đến tháng 6 năm 1943, cả bốn nhà thiêu đã đi vào hoạt động. Xét số nạn nhân bị giết thì hầu hết là ở bốn tòa nhà này.{{sfn|Rees|2005|pp=168–169}}
Dòng 289:
Kể từ ngày giải phóng, Auschwitz đã trở thành biểu tượng chủ đạo của Holocaust. Theo nhà sử học [[Timothy D. Snyder]], nhận định này đến từ số nạn nhân thiệt mạng cao cùng "sự kết hợp khác thường giữa tổ hợp trại công nghiệp và cơ sở giết người", nó để lại số bằng chứng vượt xa so với những cơ sở chỉ có một mục đích đơn thuần là tàn sát như [[trại hủy diệt Chełmno|Chełmno]] hay [[trại hủy diệt Treblinka|Treblinka]].{{sfn|Snyder|2010|pp=382–383}} Vào ngày 27 tháng 1, [[Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc]] đã chọn ngày giải phóng trại 27 tháng 1 làm [[ngày tưởng niệm Holocaust quốc tế]] (International Holocaust Remembrance Day).{{sfn|International Holocaust Remembrance Day|2013}} Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng, thủ tướng Đức [[Helmut Kohl]] đã mô tả Auschwitz là "chương đen tối và khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Đức".{{sfn|''The Independent''|1995}}
 
Tác gia Levi trong cuốn ''[[If This Is a Man]]'' đã nêu lên rằng các trại tập trung tượng trưng cho hình ảnh thu nhỏ của hệ thống toàn trị.{{sfn|Gutman|1994|p=5}} Ông cùng với [[Elie Wiesel]] và [[Tadeusz Borowski]] là những người viết hồi ký về Auschwitz đáng chú ý.{{sfn|Snyder|2010|p=383}}
 
Chuyên gia tâm thần học [[Viktor Frankl]] đã thuật lại trải nghiệm của ông ở Auschwitz một cách chân thực và chi tiết trong cuốn ''[[Man's Search for Meaning]]'' (1946).{{sfn|Langer|1991|p=43}} Là một tác phẩm [[hiện sinh]] nổi tiếng, cuốn sách đã chứng minh mỗi cá nhân có thể tìm thấy mục đích của riêng mình kể cả trong nỗi đau khổ lớn lao và ý nghĩa của mục đích duy trì cuộc sống của họ.{{sfn|Woolf|2002}} Một tác giả khác cũng viết về những tháng ngày bị giam cầm ở Auschwitz là Wiesel với cuốn ''[[Night (sách)|Night]]'' (1960) và một vài tác phẩm khác. Wiesel đã trở thành một phát ngôn viên chống bạo lực sắc tộc xuất sắc và được trao [[giải Nobel hòa bình]] vào năm 1986.{{sfn|Norwegian Nobel Committee|1986}}