Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai, Thế chiến thứ nhất → Chiến tranh thế giới thứ nhất using AWB
Dòng 29:
Sau khi chiếm được [[Nam Kỳ]], năm [[1863]], chính quyền [[Pháp]] đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] để mua vui cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (''Place de l'Horloge'') (góc Nguyễn Du - Đồng Khởi hiện nay). Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí [[Khách sạn Caravelle]] ngày nay. Năm [[1898]], Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày [[1 tháng 1]] năm [[1900]] thì khánh thành.
 
Giữa hai cuộc [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]] và [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]], việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết... Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, [[hòa nhạc]] và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc (''Salle de Concert''). Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Thay vào đó, năm [[1943]] phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, vào năm [[1944]], nhà hát bị [[máy bay|phi cơ]] [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.
 
Sau khi Pháp tái chiếm [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]], do hoàn cảnh chiến tranh, nhà hát không được tu bổ nhiều. Năm [[1954]], nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] năm 1954. Năm [[1955]], nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]].