Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hermann Göring”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai, Thế chiến thứ nhất → Chiến tranh thế giới thứ nhất (3) using AWB
n Đã lùi lại sửa đổi 24069831 của TuanminhBot (thảo luận)
Dòng 93:
Ước muốn được làm một người lính từ khi còn rất nhỏ, Göring thích chơi với những đồ chơi hình lính và mặc bộ đồ [[Boer]] mà cha tặng cho mình. Vào năm 11 tuổi ông được gửi vào trường nội trú, nơi có đồ ăn nghèo nàn và kỷ luật khắt khe. Ông đã bán cây đàn violin để mua vé tàu hỏa về nhà, sau đó trèo lên giường, giả vờ bị bệnh cho đến khi được biết là sẽ không phải quay trở lại.{{sfn|Manvell|2011|pp=24–25}} Göring tiếp tục thưởng thức các trò chơi chiến tranh, giả bố trí bao vây lâu đài Veldenstein và tìm hiểu các truyền thuyết và saga về [[người Teuton]]. Ông còn trở thành một nhà leo núi chinh phục những đỉnh núi ở Đức, ở [[dãy núi Mont Blanc]], và dãy [[Anpơ Trung Đông]]. Năm 16 tuổi Göring được gửi vào một học viện quân sự tại [[Berlin Lichterfelde]], tại đây ông đã tốt nghiệp loại xuất sắc{{sfn|Manvell|2011|pp=24–28}} (Trong tòa án Nuremberg về các tội ác chiến tranh năm 1946, nhà tâm lý học [[Gustave Gilbert]] đã đo được [[chỉ số thông minh]] (IQ) của Göring là 138.){{sfn|Maser|2004|p=392}} Vào năm 1912, Göring gia nhập Trung đoàn Hoàng tử Wilhelm (Bộ binh 112) thuộc quân đội [[Vương quốc Phổ|Phổ]]. Năm tiếp theo mẹ ông chấm dứt quan hệ với Epenstein. Gia đình Göring buộc phải rời Veldenstein và họ đã tới [[Munich]]; cha của ông qua đời không lâu sau đó. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào tháng 8 năm 1914, Göring cùng trung đoàn của ông đang đóng quân tại [[Mulhouse]].{{sfn|Manvell|2011|pp=24–28}}
 
== ChiếnThế tranh thế giớichiến thứ nhất==
[[Tập tin:Göring.ogg|thumb|Đoạn phim về Göring trong buồng lái của một chiếc [[Fokker D.VII]] trong thời kỳ thế chiến thứ nhất]]
 
Dòng 106:
Göring, cũng như nhiều chiến binh Đức kỳ cựu khác, là người đề xướng [[Dolchstoßlegende]], hay là niềm tin rằng quân Đức không thực sự thua trong cuộc chiến, thay vào đó là bị phản bội bởi những lãnh đạo dân sự: những người Marxist, Do Thái, và đặc biệt là [[Cộng hòa Weimar|Cộng hòa]], những kẻ đã lật đổ chế độ quân chủ Đức.{{sfn|Manvell|2011|p=39}}
 
== Hậu ChiếnThế tranh thế giớichiến thứ nhất ==
Sau chiến tranh, Göring tiếp tục gắn bó với nghiệp hàng không. Ông đã nỗ lực thực hiện những màn biểu diễn trên không và làm việc tại [[Fokker]] trong một thời gian ngắn. Sau khi dành phần lớn quãng thời gian năm 1919 sống tại [[Đan Mạch]], ông chuyển đến Thụy Điển và gia nhập [[Svensk Lufttrafik]], một hãng hàng không của quốc gia này. Göring thường được thuê để thực hiện những chuyến bay tư nhân. Trong thời kỳ mùa đông 1920-1921, [[Count Eric von Rosen]] đã thuê Göring chở đến lâu đài của mình từ Stockholm. Được mời ở lại qua đêm, Göring thời điểm đó có thể đã lần đầu được thấy biểu tượng [[chữ Vạn]] (chữ thập ngoặc) trên bệ lò sưởi, Rosen đã tạo ra nó như là một biểu trưng của gia đình.{{sfn|Manvell|2011|pp=39–41}}{{efn|name=swastika}}
 
Dòng 156:
Mặc dù [[Joachim von Ribbentrop]] là người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao từ tháng 2 năm 1938, Göring vẫn tiếp tục can dự vào các vấn đề ngoại giao.{{sfn|Manvell|2011|p=187}} Vào tháng 7 cùng năm, ông liên hệ với chính phủ Anh bày tỏ ý định thực hiện một chuyến thăm chính thức để bàn luận về những dự định của Đức đối với [[Tiệp Khắc]]. Thủ tướng Anh [[Neville Chamberlain]] ủng hộ một cuộc gặp và chủ đề chính của cuộc trò chuyện là một bản hiệp ước được ký kết giữa Anh và Đức. Vào tháng 2 năm 1938, Göring đến Warsaw để dập tắt những tin đồn về một cuộc xâm lăng Ba Lan sắp sửa diễn ra. Ông cũng đã có các cuộc hội đàm với chính phủ Hungary trong mùa hè năm đó, bàn về vai trò tiềm năng của họ trong cuộc xâm lược Tiệp Khắc. Tại [[Đại hội Nuremberg]] diễn ra vào tháng 9, Göring và những phát ngôn viên khác đã lên án người Séc như là một chủng tộc hạ đẳng cần phải bị chinh phục.{{sfn|Manvell|2011|p=194–197}} Trong khi đó Chamberlain cùng Hitler đã có một loạt các cuộc hội đàm dẫn đến việc ký kết [[Hiệp định Munich]] vào ngày 29 tháng 9 năm 1938, qua đó bàn giao quyền kiểm soát [[Sudetenland]] cho Đức.{{sfn|Evans|2005|p=674}}
 
== ChiếnThế tranh thế giớichiến thứ hai ==
Göring và những quan chức cấp cao khác đã lo ngại rằng nước Đức chưa có được sự chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, nhưng Hitler lại nhấn mạnh cần phải đẩy nhanh nó càng sớm càng tốt.{{sfn|Manvell|2011|pp=197, 211}} Cuộc xâm lược Ba Lan, sự kiện mở màn cho thế chiến thứ hai, bắt đầu vào rạng sáng ngày 1 tháng 9 năm 1939.{{sfn|Shirer|1960|p=597}} Trong cùng ngày hôm đó, phát biểu trước Nghị viện (Reichstag), Hitler đã chỉ định Göring là người kế nhiệm vị trí Lãnh tụ (Führer) của nước Đức, "Nếu có bất kỳ điều gì xảy đến với tôi."{{sfn|Shirer|1960|p=599}}
 
Dòng 763:
 
{{thời gian sống|1893|1946}}
 
{{DEFAULTSORT:Göring}}
[[Thể loại:Thống chế Không quân Đức Quốc xã]]
[[Thể loại:Người tự sát]]
[[Thể loại:Quân nhân Đức trong ChiếnThế tranh thế giớichiến thứ nhất]]
[[Thể loại:Phi công Đức]]
[[Thể loại:Lãnh đạo quân sự Đức]]