Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân lực Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 155:
 
* Đầu năm [[1975]], ngoài Bộ Tổng tham mưu với các cơ quan, binh chủng và binh sở trong hệ thống quản trị (hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận), Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn có các đơn vị yểm trợ tác chiến gồm 4 Bộ tư lệnh Quân đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc. Các đơn vị trực tiếp tác chiến gồm:
** '''Lục quân''': 11 [[Sư đoàn 1 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn bộ binh]], 1 [[Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn Nhảy dù]], 1 Sư đoàn [[Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Thủy quân lục chiến]], [[Lực lượng Biệt cách dù Việt Nam Cộng hòa|Liên đoàn 81 Biệt cách Dù]], 17 Liên đoàn [[Lực lượng Biệt động quân Việt Nam Cộng hòa|Biệt động quân]], 4 Lữ đoàn Kỵ binh Thiết giáp, Lực lượng Lôi Hổhổ và Biệt Hảihải thuộc Nha Kỹ thuật, các đơn vị Pháo binh biệt lập và Lực lượng [[Địa phương quân (Việt Nam Cộng hòa)|Địa phương quân]] gồm 400 Tiểu đoàn, [[Nghĩa quân]] hơn 50.000 quân. '''Tổng quân số:''' ~495.000 quân chủ lực và ~800.000 quân địa phương, dân vệ có vũ trang
** '''Thiết giáp kỵ binh''': Có 4 Lữ đoàn Kỵ binh, 1821 Thiết đoàn (tương đương Trung đoàn) gồm 5763 Chi đoàn (tương đương Tiểu đoàn) xe tăng Thiết giáp với 383 xeChiến tăngxa (162 [[M48 Patton|M48]]A3, 221 [[M41 Walker Bulldog|M41]]) và 1.691 Thiết giápvận chở quânxa [[M-113]], hình thành 4 Lữ đoàn Kỵ binh phối thuộc 4 Quân đoàn.
** '''Pháo binh''': Có 66 Tiểu đoàn và trên 160 Trung đội Pháo binh độc lập với khoảng 1.500 khẩu pháo các loại 105mm, 155mm và một số [[Pháo tự hành M107|pháo tự hành 175mm]].
** '''Không quân'''. Quân số 60.000, trang bị hơn 2.000 máy bay các loại. Gồm: 1 Bộ tư lệnh Quân chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ, 5 Sư đoàn Không quân tác chiến (20 phi đoàn khu trục cơ, trang bị khoảng 550 phi cơ [[A-1 Skyraider|A-1H]], [[A-37 Dragonfly|A-37]] và [[Northrop F-5|F-5]], 23 Phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1.000 phi cơ [[Bell UH-1 Iroquois|UH-1]] và [[CH-47 Chinook|CH-47]], 8 Phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2 và U17), 1 Sư đoàn vận tải (9 Phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ C7, [[Douglas C-47 Skytrain|C-47]], [[C-119]] và [[C-130 Hercules|C-130]]), 1 Không đoàn tân trang chế tạo, 4 Phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ [[AC-119]], [[Lockheed AC-130|AC-130 Spectre]] Gunship. Ngoài ra còn có Phi đoàn Trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn Quan sát RC119L và Biệt đoàn Đặc vụ 314.
Dòng 183:
* Theo nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương trong bài viết ''"Việt Nam Cộng hòa 1975, nguyên nhân sụp đổ"'' thì một trong các nguyên nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại là vì được "tổ chức rập khuôn theo lối Mỹ, một lính tác chiến có năm người yểm trợ như tiếp liệu, quân nhu, quân y, hành chính… nên trên thực tế lính tác chiến chưa tới 200 ngàn người, thành phần không tác chiến (''non combatant'') chiếm khá nhiều, [[Địa phương quân (Việt Nam Cộng hòa)|Địa phương quân]] và Nghĩa quân chỉ đủ sức cầm cự chờ lính bộ binh của Sư đoàn". Lối đánh này sử đụng tối đa hỏa lực nên vô cùng tốn kém, đòi hỏi phải cung cấp dồi dào về vũ khí đạn dược. Mỗi năm Quân lực Cộng hòa cần hơn 3 tỷ đôla viện trợ mới đủ để duy trì sức chiến đấu, trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ cần khoảng 300 triệu đôla là đủ để củng cố lực lượng. Kết quả tất yếu là khi bị Mỹ giảm viện trợ, nhiều máy bay, xe tăng, tàu chiến… thiếu cơ phận thay thế đã trở thành bất khiển dụng. Hỏa lực Không quân giảm 60% so với năm 1972. Dự trữ đạn dược tuy còn tới gần 2 triệu tấn (gấp 15 lần đối phương), nhưng nếu tiêu tốn nhanh như chiến thuật mà Mỹ áp dụng thì chỉ đủ đánh cho tới tháng 6 năm 1975.
* Về chiến lược quân sự, Quân lực Việt Nam Cộng hòa thiếu sự ủng hộ của nhân dân (nhất là ở nông thôn)<ref>Noam Chomsky, Nguồn gốc, nguyên nhân và bài học trong chiến tranh Việt Nam, Biên bản Quốc hội Mỹ, tài liệu lưu trữ tại Ban tổng kết chiến lược - Bộ Quốc phòng, 1973]</ref>. Những hành vi tội ác của quân đội Việt Nam Cộng hòa khiến người dân xem họ như kẻ thù. Một nông dân kể rằng ''"Khi quân đội Cộng hòa tới, mọi người trong làng đều bị đe dọa... Quân đội thoải mái đánh đập bất cứ ai, giết bất cứ ai"'', người khác kể rằng ''"cứ mỗi lần quân đội Cộng hòa tới thì lại càng có nhiều người dân kết thân với Việt cộng"''. Khi được hỏi tại sao người dân không ủng hộ chính phủ Sài Gòn, một người dân trả lời ''"vì quân đội Cộng hòa... thường xuyên đốt nhà của dân làng và [[hiếp dâm]] phụ nữ"''. Không có cách nào để quân đội Việt Nam Cộng hòa có thể đánh bại đối phương khi mà người dân đã xa lánh họ và quan hệ thân thiết với quân Giải phóng<ref>https://books.google.com.vn/books?id=LqsVAgAAQBAJ&pg=PA162&lpg=PA162&dq=arvn+puppet+army&source=bl&ots=0-rFJSdZ4y&sig=Lun6nXCcRSZa5vwj-wLeUgC9zkE&hl=vi&sa=X&sqi=2&ved=0ahUKEwjR4eLdhNDNAhWGGJQKHYYfCF8Q6AEIGTAA#v=onepage&q=arvn%20puppet%20army&f=false</ref>.
* Quân đội Nhân dân Việt Nam áp dụng hiệu quả chiến lược [[chiến tranh nhân dân]], do đó Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị dồn ép liên tục, phải trải quân khắp nơi để giữ đất. Toàn bộ 13 Sư đoàn và 17 Liên đoàn Biệt động quân (tương đương với hơn 65 đoàn) phải bảo vệ 44 tỉnh, tính trung bình một tỉnh chỉ được 1 tới 2 Trung đoàn chính quy đóng giữ. Trong khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam do nắm thế chủ động chiến lược có thể tập trung hơn 10 Trung đoàn để đánh một tỉnh như tại Ban Mê Thuột tháng 3-1975.
* Tuy Quân lực Việt Nam Cộng hòa có ưu thế số lượng nhưng về mặt phẩm chất vũ khí không có ưu thế. Xe tăng chỉ có [[M48 Patton]] tương đương với [[T-54/55|T-54]], pháo 155 và 105 ly tầm viễn xạ tối đa chỉ được 15 và 11 cây số, ngang với pháo 122 ly cấp Sư đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, pháo 175 ly thì không có nhiều. Hơn nữa do phải chiến đấu nhiều năm trong điều kiện bị áp đảo về hỏa lực nên Quân đội Nhân dân Việt Nam có kinh nghiệm hơn hẳn về ngụy trang và phản pháo, trong khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì quen dựa dẫm vào yểm trợ hỏa lực của Mỹ nên thường bị lúng túng khi phải tự lực chiến đấu. Các tướng lĩnh Mỹ đã nhận xét: ''"Hiệu quả chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa không đều, họ đứng vững được bởi sự trợ giúp của các cố vấn Mỹ và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ từ trên không... Điểm yếu nội tại trong cấu trúc chỉ huy là họ tỏ ra quá phụ thuộc vào yểm trợ hỏa lực của Mỹ"''<ref>Palmer, Dave Ri chard, Summons of the Trumpet: A History of the Vietnam War From A Military Mans Viewpoint. Novato CA: Presidio Press, 1999, tr.324.</ref><ref>Andrade, Dale, Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, Americas Last Việt Nam Battle, New York: Hippocrene Books, 1995, tr.529</ref>.
[[Hình: ARVN soldiers & American advisor.jpg|nhỏ|trái|200px|Một cố vấn Mỹ và binh lính Việt Nam Cộng hòa]]