Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thị giác”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MẮT
Đã lùi lại sửa đổi thiện ý của 116.102.203.133 (thảo luận): Chép nguyên văn từ ngoài vào. (TW)
Dòng 44:
 
Các định luật cấu trúc hình thức về sự tổ chức đã dẫn đến nghiên cứu về cách thức mà con người nhận thức các thành phần thị giác như là các mẫu thức hoặc các toàn thể được tổ chức thay cho nhiều phần riêng biệt khác nhau. Ví dụ về trường hợp hệ thị giác cho ta một hình ảnh không có thật đã được nghiên cứu từ lâu. ‘Gestalt’ là một từ tiếng Đức được dịch ra là "cấu hình hoặc mẫu thức". Theo thuyết này thì có 6 yếu tố chính để xác định xem chúng ta ghép nhóm các đồ vật theo sự nhìn: sự gần gũi về không gian, sự tương tự, sự đóng kín, sự đối xứng, sự quen thuộc và sự liên tục.
 
= CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MẮT =
Giác mạc là cấu trúc trong suốt nằm ở phía trước mắt giúp tập trung ánh sáng đi vào. Phía sau giác mạc là màng sắc tố được gọi là mống mắt, mống mắt có một lỗ tròn có thể điều chỉnh gọi là đồng tử (con ngươi). Đồng tử giãn ra và co lại tùy thuộc vào số lượng ánh sáng đi vào trong mắt.
 
Khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt được chứa đầy các dịch trong suốt gọi là thủy dịch. Phía sau đồng tử (con ngươi) có một cấu trúc giống như pha lê trong suốt được gọi là thủy tinh thể. Thủy tinh thể được bao quanh bởi các cơ gọi là cơ mi giữ vai trò quan trọng trong thị lực. Khi các cơ này nghỉ ngơi, chúng kéo ra và làm phẳng dẹt thủy tinh thể cho phép mắt nhìn thấy sự vật ở xa. Trong trường hợp nhìn sự vật gần, cơ mi phải co lại làm cho thủy tỉnh thể dầy lên do vậy cho phép mắt nhìn thấy rõ ràng.
 
Sau khi đi qua thủy tinh thể, ánh sáng xuyên qua dịch kính trước khi vào lớp tế bào nhạy cảm gọi là võng mạc. Võng mạc nằm trong tận cùng của 3 lớp cấu tạo nên mắt. Lớp ngoài cùng được cấu tạo bởi lớp mô bảo vệ chắc bền gọi là củng mạc. Đây là lý do làm cho nhãn cầu có màu trắng. Giác mạc cũng là một phần của lớp ngoài cùng. Lớp giữa nằm giữa võng mạc và củng mạc gọi là màng bồ đào. Màng bồ đào chứa các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho võng mạc.
 
Có hàng triệu tế bào nhạy cảm ánh sáng bao lấy trong võng mạc. Chúng có hai loại khác nhau: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que cho phép nhìn sự vật trong điều kiện thiếu ánh sáng trong khi đó tế bào hình nón được dùng phân biệt các màu sắc. Tế bào hình nón hầu như tập trung dày đặc trong trung tâm võng mạc gọi là hố thị giác. Hố thị giác nằm ở vị trí trong hoàng điểm và là phần nhạy cảm ánh sáng nhất của võng mạc. Khi ánh sáng đi vào các tế bào nhạy cảm ánh sáng, nó sẽ biến đổi thành tínhhiệu và sau đó được chuyển tiếp đến não qua thần kinh mắt. Lúc đó não chuyển đổi các tính hiệu này thành hình ảnh mà chúng ta thấy.
 
==Xem thêm==