Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thạch Giám (Hậu Triệu)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: Alphama Module, +Thể loại:Năm sinh không rõ,
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: tựtên chữ using AWB
Dòng 33:
| nơi an táng =
}}
'''Thạch Giám''' (石鑒, Shí Jiàn) (?-350), [[tênTên chữ (người)|tựtên chữ]] '''Đại Lang''' (大郎) là một [[hoàng đế]] trị vì trong 103 ngày của nước [[Hậu Triệu]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông là vị hoàng đế thứ 3 trong bốn hoàng đế có thời gian trị vì ngắn ngủi sau cái chết của [[Thạch Hổ]]. Ông đôi khi cũng được biết đến với tước tiệu trước khi trở thành hoàng đế, '''Nghĩa Dương vương''' (義陽王). Có thể cho rằng, việc ông âm mưu cùng với [[Nhiễm Mân|Thạch Mẫn]] chống lại anh trai [[Thạch Tuân]] đã dẫn đến sự sụp đổ của [[Hậu Triệu]].
 
Sử sách không nói nhiều về Thạch Giám trong khoảng thời gian trước khi cha ông, [[Thạch Hổ]] mất, bao gồm cả danh tính mẹ đẻ của ông. Ông được lập làm Đại vương vào năm 333 sau khi Thạch Hổ làm chính biến phế truất [[Thạch Hoằng]], và sau khi Thạch Hổ tuyên bố mình là "[[Thiên vương]]" vào năm 337, Thạch Giám được lập làm Nghĩa Dương công. Ông được tái phong vương sau khi cha ông xưng đế đầu năm 349. Năm 342, ông được thuật lại là một trong các công tước có đội quân bị Thái tử Thạch Tuyên (石宣) chinh phạt, song mục tiêu chính là Tần vương Thạch Thao (石韜). Năm 345, ông là một chỉ huy tại vùng [[Quan Trung]], ông đã đánh sưu thuế nặng nề; hơn nữa, ông buộc các quan có tóc dài phải kéo tóc ra để làm để làm thành các chiếc mũ trang trí. Biết chuyện, Thạch Hổ đã triệu hồi Thạch Giám và thay thế ông bằng Thạch Bao (石苞).