Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Eduard Bernstein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:30.6970000
Dòng 41:
Giữa 1896 và 1898, ông công bố những quan điểm của mình qua một loạt các bài báo đăng trên tạp chí Neue Zeit về đề tài "Các vấn đề của xã hội chủ nghĩa", mở đầu cho những tranh luận sôi nổi trong nội bộ [[Đảng Dân chủ Xã hội Đức]]. 1899 theo lời khuyến khích của người bạn Karl Kautsky, ông cho xuất bản tác phẩm "Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ của Đảng dân chủ" (''Die Voraussetzungen des Sozialismus und die Aufgaben der Sozialdemokratie'')
 
Theo Bernstein, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới với những đặc điểm mới vượt ra ngoài dự kiến của Marx và Engels như: hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa có khả năng tự-điều chỉnh tránh được khủng hoảng, chế độ dân chủ đại nghị tạo điều kiện cho giai cấp công nhân có thể đấu tranh một cách hoà bình trong khuôn khổ của nhà nước hiện hành; sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các tổ chức độc quyền và các phương tiện giao thông, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nhóm xã hội trung gian song song với xu hướng tập trung sản xuất, v.v… Căn cứ vào tình hình mới đó, ông đã trình bày một loạt luận điểm nhằm xét lại, điều chỉnh chủ nghĩa Marx. <ref>[http://hasiphu.com/nhomdalat_MTL04_08.html Chương VI Cuộc đấu tranh giữa hai phái - cải cách và cách mạng], HUYỀN THOẠI VỀ MỘT NHÀ NƯỚC TỰ TIÊU VONG – MAI THÁI LĨNH, hasiphu.com</ref>
 
==== Chỉ trích biện chứng Marx ====
Trong tác phẩm "Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ của Đảng dân chủ" Bernstein chỉ trích Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx là lý thuyết siêu hình, không khoa học, không thực tiễn. <ref>Eduard Bernstein: ''Die Voraussetzungen des Sozialismus und die Aufgaben der Sozialdemokratie.'' 1984, S.&nbsp;29–65</ref> Đối với những người mác-xít chính thống, chính mục đích sau cùng của chủ nghĩa xã hội xác định những nguyên tắc của hoạt động thực tiễn trước mắt. Bernstein đã tìm cách cắt đứt sự ràng buộc đó giữa mục đích cuối cùng và hoạt động thực tiễn hàng ngày. Đối với ông, chủ nghĩa xã hội không phải là một mục đích mà là một quá trình tiếp diễn không ngừng.
 
 
==Xem thêm==
Hàng 73 ⟶ 72:
[[Thể loại:Nhà lý luận Mác-xít]]
[[Thể loại:Đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức]]
[[Thể loại:Mất 1932]]