Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thiên Tứ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lưu vong và mất tại Xiêm La: sửa chính tả 3, replaced: Tây SơnTây Sơn using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Hà TiênHà Tiên (15) using AWB
Dòng 2:
'''Mạc Thiên Tứ''' (鄚天賜), tự là '''Sĩ Lân''' (士麟), còn gọi là '''Mạc Thiên Tích''' (鄚天錫)<ref>''Tích'' 錫 hay ''Tứ'' 賜, bộ bối đổi thành bộ kim, đều có nghĩa là "Trời ban cho". Có lẽ đổi ''Tứ'' thành ''Tích'' vì trùng tên với Công tử Nguyễn Phước Tứ, là con thứ 8 của chúa [[Nguyễn Phúc Chu]]. (chú thích theo Nguyễn Hiền Đức, ''Lịch sử Phật giáo [[Đàng Trong]]''. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr. 452).</ref>, là danh thần đời [[chúa Nguyễn]]. Ông sinh năm [[Mậu Tuất]] ([[1708]]) và mất năm [[Canh Tý]] ([[1780]]) ([[1708-1780]]). Ông là con Tổng binh [[Mạc Cửu]] - người được [[chúa Nguyễn]] phong là Tông Đức hầu.
 
Khi cha ông qua đời ([[1735]]), lúc ấy ông đã 29 tuổi, ông nối nghiệp cha mở mang đất [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], được chúa [[Nguyễn Phúc Chú|Nguyễn Phúc Trú]] phong chức Tổng binh Đại đô đốc. Ông tiếp tục sự nghiệp khai khẩn miền Tây [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]], biến vùng đất [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] trở thành đất văn hiến, phồn vinh, nhiều lần chống trả lại các cuộc tấn công của các lân bang [[Xiêm|Xiêm La]] và [[Chân Lạp]].
 
==Tranh chấp với Xiêm La==
Năm [[1767]], quân [[Myanma|Miến Điện]] tiến chiếm [[Xiêm|Xiêm La]] bắt được vua Xiêm là Phong vương<ref>Phong vương, Phung vương, Tiễn vương nghĩa là ông vua bị bệnh cùi. Do vua Ekkathat bị bệnh nám da hoặc phong cùi nên có biệt danh này.</ref> (Ekkathat) và con là Chiêu Đốc, thiêu hủy [[vương quốc Ayutthaya|thành Ayutthaya]], nhưng sau đó phải rút về vì [[Myanma|Miến Điện]] bị [[Trung Quốc]] tấn công. Hai người con của Phong vương là Chiêu Xỉ Khang chạy thoát sang [[Chân Lạp]] và Chiêu Thúy sang [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] lánh nạn. Sau đó, [[Taksin|Trình Quốc Anh]] (vốn là [[người Hoa]] gốc [[Triều Châu]]), là Phi Nhã (xã trưởng) đất Mang Tát thuộc [[Xiêm|Xiêm La]], khởi binh chống lại quân [[Myanma|Miến]] rồi tự xưng vương năm [[1768]]. Trình Quốc Anh ([[Taksin]]) tổ chức lại lực lượng, chiêu mộ rất nhiều hải tặc gốc [[người Hoa|Hoa]] đang hoạt động trong [[Vịnh Thái Lan]] để tăng cường lực lượng. Trình Quốc Anh muốn triệt hạ uy lực của gia đình Mạc Thiên Tứ tại [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] vì đó là một đe dọa và là địch thủ lợi hại cho uy quyền của ông.
 
Năm [[1768]], lấy cớ truy lùng một Hoàng tử [[Xiêm|Xiêm La]], Trình Quốc Anh mang quân tiến chiếm [[Hòn Đất]], bắt giam và tra tấn nhiều giáo sĩ [[Công giáo]] để tìm nơi trú ẩn của Chiêu Thúy, đồng thời sai tướng Chất Tri (sau này là vua Rama Chakri tức là [[Rama I]] của [[Thái Lan]]) mang quân bảo hộ [[Chân Lạp]] và đưa Nặc Ông Nộn ([[Ang Non II]]) lên làm vua. Nặc Tôn (''[[Outey II]]'') <ref>[http://www.worldstatesmen.org/Cambodia.html Cambodia]</ref> chạy về [[Gia Định]] lánh nạn. Quân của Trình Quốc Anh đã ở lại [[Hòn Đất]] ba tháng để truy lùng vị Hoàng tử [[Xiêm]] lưu vong nhưng không tìm ra. Trước khi rút về nước, Trình Quốc Anh cho thành lập trên đảo một căn cứ hải quân và để lại một toán cướp biển nghe ngóng tình hình, tìm cơ hội đánh chiếm [[Phú Quốc]] và [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]].
 
Năm [[1765]], giáo sĩ [[Pigneau de Behaine|Bá Đa Lộc]] (Béhaine de Pigneau) đã thành lập tại Hòn Đất một chủng viện nhỏ với khoảng 40 giáo dân Việt, Xiêm và Hoa sống trong mấy ngôi nhà bằng tre. Năm [[1767]], Bá Đa Lộc cho vị hoàng tử Xiêm trú ẩn trong chủng viện.
 
Năm [[1769]], quân [[Người Khmer|Khmer]] dưới sự chỉ đạo của một cướp biển người [[Triều Châu]] tên Trần Liên đổ bộ lên cướp phá [[Hòn Đất]], rồi kết hợp với hai gia nhân của Mạc Thiên Tứ (Mạc Sung và Mạc Khoán), tiến đánh [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]. Hai gia nhân làm phản và một số lớn cướp biển [[Người Khmer|Khmer]] bị Thiên Tứ giết chết, Trần Liên thoát được chạy sang [[Xiêm|Xiêm La]] tị nạn. Lợi dụng cơ hội này Mạc Thiên Tứ chuẩn bị đưa hoàng tử Chiêu Thúy về Xiêm La đoạt lại ngôi báu. Ông cho luyện tập binh mã rồi mang quân ra chiếm lại Hòn Đất ([[1770]]) và chuẩn bị tiến công [[Xiêm|Xiêm La]].
 
Công việc đang tiến hành thì vào đầu năm [[1771]], một cận thần của Mạc Thiên Tứ tên Phạm Lam nổi lên làm phản. Phạm Lam kết hợp với hai cướp biển Trần Thái (Vinhly Malu, người [[Mã Lai]]) và Hoắc Nhiên (Hoc Nha Ku, người [[Khmer]]) lập đảng gồm 800 người và 15 tàu thuyền tiến vào [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] nhưng bị Mạc Thiên Tứ đánh bại.
 
Giữa năm [[1771]], nhận thấy những đám cướp biển không đánh lại Mạc Thiên Tứ, Trình Quốc Anh dùng Trần Liêm làm hướng đạo, đích thân chỉ huy đạo quân 20.000 người tiến chiếm [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]. Trình Quốc Anh thiêu rụi thành phố, chiếm tất cả các đảo lớn nhỏ quanh [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], mang về rất nhiều vàng bạc. Con cháu, hầu thiếp và người con gái út của Mạc Thiên Tứ bị Trình Quốc Anh bắt sống đem về [[Bangkok]]. Mạc Thiên Tứ cùng các con trai phải rút về Rạch Giá, cho người về [[Gia Định]] cầu cứu [[chúa Nguyễn]].
 
Năm [[1772]], chúa Nguyễn đem khoảng 10.000 quân cùng 300 chiến thuyền sang [[Chân Lạp]] đánh quân [[Xiêm]] và đưa [[Nặc Ông Tôn]] lên ngôi. Trình Quốc Anh làm áp lực tại [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] buộc quân Việt phải dừng chân tại [[Phnôm Pênh|Nam Vang]] không được tiến xa hơn. Sau cùng hai bên đi đến một thỏa thuận: chúa Nguyễn rút quân khỏi [[Chân Lạp]] và chấp nhận để Nặc Ông Nôn ([[Ang Non II]]), người được vua [[Xiêm]] chỉ định, lên ngôi vua, còn quân Xiêm rút khỏi [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]. Năm [[1773]], Trình Quốc Anh rút quân khỏi [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], [[Phú Quốc]] và [[Hòn Đất]], trả lại người con gái bị bắt làm tù binh cho Mạc Thiên Tứ, nhưng buộc Mạc Thiên Tứ phải giao hoàng tử Chiêu Thúy cho quân [[Xiêm]]. Chiêu Thúy bị Trình Quốc Anh mang về [[Bangkok]] hành quyết.
 
Năm [[1774]], [[Giám mục]] [[Pigneau de Behaine|Bá Đa Lộc]] trở về [[Hòn Đất]] thành lập họ đạo, năm sau ông được Mạc Thiên Tứ tiếp đãi trọng hậu và cho phép đi giảng đạo khắp [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]].
 
==Lưu vong và mất tại Xiêm La==
Dòng 43:
===Đóng góp cho văn học===
Cùng với Trần Trí Khải tự Hoài Thủy, một danh sĩ người Việt Đông ([[Trung Quốc]]), Mạc Thiên Tứ đã tổ chức thành công [[Tao đàn Chiêu Anh Các]] vào năm [[1736]] ở [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]. Kể từ đó cho tới năm [[1771]], tao đàn trên đã đóng góp cho nền văn học Việt nhiều tác phẩm có giá trị, như: '''Hà Tiên thập cảnh, Thụ Đức Hiên tứ cảnh, Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Minh bột di ngư...''<ref>Xem thêm[[Tao đàn Chiêu Anh Các]].</ref>
 
==Về năm sinh...==
Dòng 53:
"Hà Tiên không phòng bị, giặc Xiêm chợt đến, đánh một trận không nổi, Mạc Tổng binh (Mạc Cửu) chạy về Lũng Kỳ, vợ...đương có thai, đêm mồng 17 [[tháng ba|tháng 3]] sinh Mạc Tông (Mạc Thiên Tứ)..."
 
Trong một đoạn khác, tác giả ghi rõ ngày tháng diễn ra trận giặc trên như sau: “[[Tháng hai|Tháng 2]] [[mùa xuân]] năm [[Mậu Tuất]] ([[1718]]), Phi nhã Cù Sa đem 5000 thủy binh cùng Nặc Ông Thâm tiến về [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] nhân thế mà cướp bóc, Mạc Tổng binh không địch nổi, chạy về Lũng Kỳ...<ref>Trịnh Hoài Đức, ''[[Gia Định thành thông chí]]'', Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, tr. 70-71, tiểu đề mục ''Sông Lũng Kỳ''.</ref>
 
Ngoài ra, còn hai quyển nữa, là: