Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam tiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Chúa Nguyễn: sửa chính tả 3, replaced: Hà TiênHà Tiên (2) using AWB
Dòng 78:
Năm [[1698]] chúa [[Nguyễn Phúc Chu]] sai [[Nguyễn Hữu Cảnh]] làm kinh lược đất Chân Lạp. Ông chia đất Đông Phố ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Ông đặt Trấn Biên dinh (Biên Hòa), đất Trấn Biên thì lập làm xã Thanh Hà, và Phiên Trấn dinh (Gia Định), đất Phan Trấn thì lập làm xã Minh Hương, rồi sai quan vào cai trị. Chúa Nguyễn lại chiêu mộ thêm những người lưu dân từ [[Quảng Bình]] trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất, những người Việt và Tàu ở đây đều thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm [[1699]] vua [[Chey Chettha IV|Nặc Thu]] của Chân Lạp tổ chức một cuộc phản công nhằm giành lại nhưng bị thất bại.
 
[[Mạc Cửu]], một người gốc Quảng Đông, khi [[nhà Thanh]] diệt [[nhà Minh]] đã cùng gia quyến bỏ sang [[Chân Lạp]] năm 1680 khai khẩn và cai quản 7 xã gồm toàn lưu dân, gọi là [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], Mạc Cửu mở rộng đất đai của mình gồm vùng đất [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], [[Rạch Giá]], [[Phú Quốc]] khi đó đang thuộc Chân Lạp nhưng Chân Lạp không kiểm soát được.
 
Năm [[1708]] để tránh áp lực thường xuyên của [[Xiêm|Xiêm La]] sang cướp phá, Mạc Cửu đã dâng đất khai phá xin nội thuộc về chúa [[Nguyễn Phúc Chú]], chúa Nguyễn đổi tên thành Trấn Hà Tiên, phong cho Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con là [[Mạc Thiên Tứ]] lại được làm chức đô đốc, tiếp tục cai quản Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở chợ, làm đường và đưa người về dạy [[Nho giáo|Nho học]] để khai hóa đất Hà Tiên.