Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Thánh Miếu Vĩnh Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Kiến trúc: clean up, replaced: → using AWB
n →‎Lịch sử: sửa chính tả 3, replaced: Hà TiênHà Tiên using AWB
Dòng 7:
 
Người chủ xướng xây dựng công trình này là Kinh lược sứ [[Nam Kỳ]] [[Phan Thanh Giản]] và Đốc học [[Nguyễn Thông]]. Căn cứ văn bia do Phan Thanh Giản soạn, thì:
:''Năm [[Kỷ Mùi]], [[Tự Đức]] thứ 12 ([[1859]]), [[Gia Định]], [[Biên Hòa]], [[Định Tường]] nối nhau thất thủ, sĩ phu ba tỉnh tỵ địa qua bản tỉnh (ý nói Vĩnh Long) và các hạt [[An Giang]], [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]. Lúc bấy giờ binh mã bận rộn, sĩ tử mang bút tòng quân, việc học bỏ bê. Năm Tự Đức thứ 15 (1862), đốc học Nguyễn Thông họp các thân hào nhân sĩ bàn việc ấy, chọn đất ở địa phận thôn Long Hồ, cách tỉnh thành hơn 2 [[dặm Anh|dặm]] về hướng Đông Nam, phía trước sông dài, phía sau là gò cao, hai bên vườn tược...Tháng 11 năm [[Tự Đức]] thứ 17 ([[Giáp Tý]] [1864]) khởi công, tháng 9 năm nay hoàn thành (năm [[Bính Dần]], 1866)''<ref>Trích bản dịch Văn bia số 1, hiện dựng tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.</ref>
Tuy trên danh nghĩa là đề cao [[Nho giáo]], nhưng thực chất đây là một tụ điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước. Thế nhưng chỉ có mấy tháng sau, quân Pháp lại đem chiến thuyền uy hiếp và chiếm thành Vĩnh Long lần thứ hai, Phan Thanh Giản tuẫn tiết, Nguyễn Thông tỵ địa ra [[Bình Thuận]], Pháp lấy cớ thiếu gỗ xây dựng dinh tham biện (dinh tỉnh trưởng) có ý định phá bỏ Văn Thánh Miếu. Lúc đó ông Bá hộ Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Nọn-người [[Minh Hương]]) được đồng bào đề cử đứng ra ngăn cản. Nhờ vậy công trình văn hóa này mới tồn tại đến hôm nay.