Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phương pháp Đường găng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Dự trữ thời gian công việc: AlphamaEditor, sửa chính tả,
Dòng 8:
Ở bên kia bờ [[Đại Tây Dương]], gần như đồng thời với người Mỹ, [[người Pháp]] cũng dựa trên thuật toán của lý thuyết đồ thị để phát triển một kỹ thuật lập tiến độ khác theo phương pháp đường găng, độc lập với người Mỹ là [[sơ đồ mạng MPM]], chỉ khác với dạng thể hiện sơ đồ mạng CPM của người Mỹ lúc đó ở chỗ: sơ đồ mạng MPM dùng nút thể hiện công việc thay vì mũi tên, còn mũi tên chỉ mối quan hệ tuần tự giữa các công việc trước-sau trong sơ đồ mạng.
 
Người đầu tiên đưa phương pháp Đường găng, cùng lý thuyết về sơ đồ mạng (một phần của hệ thống lý thuyết toán học là lý thuyết đồ thị) vào Việt Nam là giáo sư [[Hoàng Tụy]] (vào khoảng năm 1961-1966), ban đầu dưới dạng sơ đồ mạng PERT <ref>[http://thanglonghanoi.gov.vn/channel/3/2010/10/7404/#S7wvVVxgIfy8 GS Hoàng Tụy - Người khai sinh "trường phái Hà Nội"]</ref>. Nên ở Việt Nam sơ đồ mạng được gọi với tên gọi là sơ đồ PERT, thậm chí đến ngày nay <ref>[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1473aWQ9MzgyNzMmZ3JvdXBpZD04JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=13 Mục Phương pháp sơ đồ mạng trên Bách khoa toàn thư Việt Nam bản điện tử]</ref>.
 
Về sau, người Mỹ đã tiến hành kết hợp dạng sơ đồ mạng nút MPM của người Pháp, cải tiến nó theo hướng đưa thêm các dạng thể hiện mối quan hệ giữa các công việc theo đúng logic thực tế (tuần tự, song song) thành dạng sơ đồ mạng theo quan hệ PDM, thay thế cho cả hai dạng sơ đồ mũi tên ADM lẫn dạng sơ đồ nút MPM trong việc thể hiện phương pháp đường găng CPM. Đồng thời đưa phương pháp Đường găng thể hiện bằng sơ đồ mạng PDM vào phần mềm quản lý dự án [[Microsoft Project]].