Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Bá Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
−−−−−−−
Thẻ: Bỏ danh sách nguồn tham khảo
––––––––––
Dòng 35:
Sau đó, ông được cất nhắc làm lại ở huyện Trường Thành, rồi theo thứ sử [[Quảng Châu]] nhà Lương là Tiêu Anh làm chức tham quân, sau đó là đô đốc Tây Giang, thái thú Vũ Bình.
 
==Đại chiến nước Vạn Xuân==
 
trong cuoc giong nay co ai hieu cho minh chi co con nguoi hieu nhung lay khòg biet su dung vi co cua nhung ma lay khong biet giu dinh vi su hieu biet cua minh khong biet ban than minh la ai bai viet nay la tran ba tien cho nhung nguoi da biet ve mang ao roi ma con hai nguoi nen nguoi lay hai minh do la chuyen cua nhung nguoi khong co trach nghiem
===Lý Nam Đế===
Năm 541, [[Lý Nam Đế|Lý Bí]] khởi binh ở Giao Châu, đuổi thứ sử [[Tiêu Tư]], xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước [[Vạn Xuân]]. Lương Vũ Đế mấy lần phái quân đi đánh đều bị thua trận.
 
Tháng 6 năm 545, Lương Vũ Đế phong [[Dương Phiêu]] làm thứ sử Giao Châu, cử Trần Bá Tiên làm tư mã; thứ sử Định Châu là [[Tiêu Bột]] cùng họp với Dương Phiêu ở [[Tây Giang (định hướng)|Tây Giang]] sai đi đánh nước Vạn Xuân. Tiêu Bột biết ý các tướng sĩ sợ phải đi đánh xa nên nói dối để Dương Phiêu ở lại. Dương Phiêu tập họp các tướng lại để hỏi mưu kế. Trần Bá Tiên nói:
 
:''"Quan Thứ sử Định Châu muốn tạm an nhàn trước mắt, không nghĩ đến mưu kế lớn, túc hạ vâng mệnh vua đi đánh kẻ có tội, dù sống chết thế nào cũng không quản ngại, lẽ nào dùng dằng không tiến quân để nuôi cho thế giặc thêm mạnh mà làm cho quân mình nản chí hay sao?"''.
 
Bá Tiên liền thúc quân mình đi trước. Dương Phiêu cử Bá Tiên làm tiên phong. Quân Lương đến Vạn Xuân, Lý Nam Đế mang quân ra đánh bị thua nặng, chạy sang thành [[Gia Ninh]]. Quân Lương tiến vây thành.
 
Mùa hạ năm 545 [[Phạm Tu]] giữ thành cửa sông Tô Lịch chống trả quyết liệt quân Lương, ngày 20 tháng 7 năm đó, Phạm Tu hy sinh ở trận tiền. Ít lâu sau thành bị vỡ.
 
[[Tháng giêng]] năm [[546]], thành Gia Ninh vỡ, Thái phó [[Triệu Túc]] tử trận, Lý Nam Đế chạy đi [[Tân Xương]] là vùng của [[người Lạo]] và chiêu mộ thêm được nhiều binh lính, uy thế lại tăng lên.
 
Tháng 8, Lý Nam Đế lại đem quân từ trong xứ người Lạo ra, đóng đồn ở hồ Điển Triệt. Quân Lương lo sợ, cứ đóng ở cửa hồ, không dám tiến. Trần Bá Tiên bảo các tướng:
:''"Quân ta ở đây đã lâu, mà lại không có quân tiếp viện. Bây giờ đã đi sâu vào trong nước người ta, nếu một trận đánh nào bất lợi, còn mong gì sống mà về được nữa? Chi bằng bây giờ nhân dịp quân địch đang thua luôn mấy trận, lòng người chưa cố kết, ta nên liều chết gắng sức quyết đánh bằng được. Nếu vô cớ cứ đóng ở đây thì việc hỏng mất!"''
 
Các tướng nhà Lương không ai trả lời. Đêm hôm ấy, nước sông bỗng lên to đến bảy thước, chảy rót vào trong hồ. Trần Bá Tiên đốc thúc quân bản bộ mình theo dòng nước tiến đi trước. Quân Lương đánh trống, reo hò, kéo tràn vào. Quân Lý Nam Đế mới tập hợp, bị đánh úp nên tan vỡ.
 
Lý Nam đế lại rút lui về giữ trong động Khuất Lão, điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau. Ông giao lại binh quyền cho Tả tướng quân [[Triệu Việt Vương|Triệu Quang Phục]].
 
===Triệu Quang Phục===
Anh Lý Nam Đế là [[Lý Thiên Bảo]] cùng với tướng cùng họ là [[Hậu Lý Nam Đế|Lý Phật Tử]] đem 3 vạn người vào Cửu Chân. Trần Bá Tiên đuổi theo đánh, Thiên Bảo bị thua, bèn thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao.
 
Triệu Quang Phục liệu thế không thể dùng sức thắng được Trần Bá Tiên, bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch ở huyện Chu Diên, là nơi cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín để cố thủ. Ban ngày, Triệu Quang Phục ra lệnh tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên đuổi theo hút mà đánh, nhưng không thể tiến sâu vào trong đầm lầy được.
 
Năm [[548]], trong lúc Trần Bá Tiên đang cầm cự với quân Vạn Xuân thì nước Lương có loạn, ông được lệnh mang quân về cứu Vua Lương.
 
==Dẹp loạn Hầu Cảnh==