Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Brasil”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 92:
Pedro I phải đương đầu với một số cuộc khủng hoảng trong thời gian ông cai trị. Một cuộc phản loạn ly khai tại tỉnh Cisplatina vào đầu năm 1825, sau đó Liên hiệp các tỉnh Río de la Plata (nay là [[Argentina]]) nỗ lực nhằm sáp nhập Cisplatina khiến đế quốc tham gia [[Chiến tranh Cisplatina]]: "một cuộc chiến trường kỳ, không vinh quang, và rốt cuộc vô ích tại phương nam".{{sfn|Barman|1988|p=131}} Trong tháng 3 năm 1826, João VI từ trần và Pedro I kế thừa vương vị Bồ Đào Nha, tng một thời gian ngắn ông trở thành Quốc vương Pedro IV của Bồ Đào Nha trước khi thoái vị để nhượng lại vương vị cho con gái trưởng là Maria II.{{sfn|Barman|1988|p=142}} Tình hình xấu đi vào năm 1828 khi chiến tranh tại phương nam kết thúc với kết quả là Brasil để mất Cisplatina, lãnh thổ này trở thành quốc gia [[Uruguay]] độc lập.{{sfn|Barman|1988|p=151}} Tại Lisboa trong cùng năm, em trai của Pedro I là Thân vương Miguel đoạt vương vị của Maria II.{{sfn|Barman|1988|pp=148–149}}
 
Các khó khăn khác nổi lên khi nghị viện của đế quốc khai mạc vào năm 1826. Pedro I cùng một tỷ lệ đáng kể nghị viên tranh luận ủng hộ về hệ thống tư pháp độc lập, một nghị viện tuyển cử đại chúng và một chính phủ do hoàng đế lãnh đạo, hoàng đế nắm giữ các quyền hành chính tổng thể và đặc quyền.{{sfn|Barman|1999|pp=18–19}} Các nghị viên khác tranh luận ủng hộ mọtmột cấu trúc tương tự, chỉ khác là vị thế của quân chủ có ảnh hưởng ít hơn và nhánh lập pháp chiếm ưu thế trong chính sách và cai quản.{{sfn|Barman|1999|p=19}} Cuộc đấu tranh về việc hoàng đế hay nghị viện chi phối chính phủ chuyển thành các cuộc tranh luận từ năm 1826 đến năm 1831 về xác lập cấu trúc chính phủ và chính trị.{{sfn|Barman|1988|p=131}} Không thể đồng thời giải quyết các vấn đề tại Brasil và Bồ Đào Nha, ngày 7 tháng 4 năm 1831 Hoàng đế thoái vị để nhượng vương vị cho con trai là [[Pedro II của Brasil|Pedro II]] và lập tức lên thuyền sang châu Âu để phục vị cho con gái.{{sfn|Barman|1988|p=159}}
 
=== Hỗn loạn ===
Dòng 115:
* {{harvnb|Skidmore|1999|p=48}}.</ref>
 
==Xem= thêmPhát triển ===
[[File:Locomotive in Bahia province 1859.jpg|thumb|200px|Đầu máy xe lửa ''Pequenina'' tại tỉnh [[Bahia]], khoảng năm 1859]]
* [[Brasil]]
 
Đầu thập niên 1850, Brasil có được ổn định nội bộ và kinh tế phồn vinh.{{sfn|Barman|1999|p=159}} Cơ sở hạ tầng quốc gia được phát triển, việc tiến hành xây dựng các tuyến đường sắt, điện báo và tàu hơi nước giúp liên kết Brasil thành một thực thể quốc gia cố kết.{{sfn|Barman|1999|p=159}} Sau 5 năm cầm quyền, nội các bảo thủ thành công được giải thể và đến tháng 9 năm 1853, thủ lĩnh Đảng Bảo thủ là Hầu tước xứ Paraná-Honório Hermeto Carneiro Leão được giao nhiệm vụ thành lập một nội các mới.{{sfn|Vainfas|2002|p=343}} Hoàng đế Pedro&nbsp;II muốn thúc đẩy một kế hoạch tham vọng, được gọi là "Sự hòa giải",{{sfn|Lira 1977, Vol 1|p=182}} nhằm mục tiêu tăng cường vị thế của nghị viện trong giải quyết các tranh chấp chính trị của quốc gia.{{sfn|Vainfas|2002|p=343}}{{sfn|Barman|1999|p=162}}
 
Hầu tước xứ Paraná mời một số người tự do gia nhập hàng ngũ bảo thủ và đi xa đến mức chỉ định một số người làm bộ trưởng. Nội các mới có thành công cao độ, song bị quấy rầy từ ban đầu trước phản đối mãnh liệt từ các thành viên bảo thủ cực đoan trong Đảng Bảo thủ do họ bác bỏ các thành viên tự do mới trong nội các. Họ cho rằng nội các đã biến thành một cỗ máy chính trị bị phá hoại khi mà các nhân vật tự do đổi phe vốn không thực tâm chia sẻ các tư tưởng của đảng và chủ yếu quan tâm đến việc giành được chức vụ công.<ref>See:
* {{harvnb|Barman|1999|p=166}};
* {{harvnb|Lira 1977, Vol 1|p=188}};
* {{harvnb|Nabuco|1975|pp=167–169}}.</ref> Bất chấp hồ nghi này, Bá tước xứ Paraná thể hiện tính kiên cường trong việc đẩy lui các mối đe dọa và khắc phục các chướng ngại và khó khăn.{{sfn|Barman|1999|p=166}}{{sfn|Nabuco|1975|p=162}} Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 1856, Bá tước xứ Paraná đột ngột từ trần tại đỉnh cao sự nghiệp, song nội các tồn tại cho đến tháng 5 năm 1857.{{sfn|Nabuco|1975|p=313}}
 
Đảng Bảo thủ bị phân chia làm hai nửa: một bên là những người bảo thủ cực đoan, bên còn lại là những người bảo thủ ôn hòa ủng hộ Hòa giải.{{sfn|Nabuco|1975|pp=346, 370, 373, 376}} Lãnh đạo những người bảo thủ cực đoan là Tử tước xứ Itaboraí- Joaquim Rodrigues Torres, Eusébio de Queirós và Tử tước xứ Uruguai- Paulino Soares de Sousa, họ đều là cựu bộ trưởng trong nội các 1848–1853. Các chính khách lão luyện này nắm quyền kiểm soát Đảng Bảo thủ sau khi Bá tước xứ Paraná từ trần.{{sfn|Nabuco|1975|p=346}} Trong những năm sau năm 1857, không nội các nào tồn tại được lâu, nguyên do là thiếu thế đa số trong Chúng nghị viện.
 
Các thành viên còn lại của Đảng Tự do vốn đã suy yếu từ khi đảng sụp đổ vào năm 1848 và khởi nghĩa ''Praieira'' vào năm 1849, nay nắm bắt thời cơ được cho là Đảng Bảo thủ sắp sụp đổ để trở lại chính trường quốc gia với sức mạnh mới. Họ giáng một đòn mạnh lên chính phủ khi giành được một số ghế trong Chúng nghị viện vào năm 1860.{{sfn|Nabuco|1975|pp=364–365}} Khi nhiều người bảo thủ ôn hòa ly khai để hợp nhất vớinhững người tự do nhằm hình thành một chính đảng mới mang tên "Liên minh Tiến bộ",{{sfn|Nabuco|1975|p=378}} thế nắm giữ quyền lực của phái bảo thủ trở nên không bền vững do thiếu đa số chi phối khả thi trong nghị viện. Nọi các từ chức, và đến tháng 5 năm 1862 Pedro&nbsp;II bổ nhiệm một nội các tiến bộ.{{sfn|Nabuco|1975|pp=374–376}} Giai đoạn từ năm 1853 là mọt thời kỳ hòa bình và phồn vinh của Brasil: "Hệ thống chính trị vận hành thông suốt. Các quyền tự do dân sự được duy trì. Một sự khởi đầu trong việc đưa các tuyến đường sắt, điện báo và tàu hơi nước đến Brasil. Quốc gia không còn rối loạn do các tranh chấp và xung đột như đã từng bị rung chuyển trong ba mươi năm đầu."{{sfn|Barman|1999|p=192}}
 
=== Chiến tranh Paraguay ===
[[File:Brazilian artillery 1866.jpg|thumb|200px|left|Pháo binh Brasil tại chiến trường trong [[Chiến tranh Paraguaya]], 1866]]
 
Giai đoạn tĩnh lặng này kết thúc khi lãnh sự Anh Quốc tại Rio de Janeiro suýt châm ngòi một cuộc chiến giữa Anh Quốc và Brasil. Ông gửi mọt tối hậu thư gồm các yêu cầu có tính lăng mạ phát sinh từ hai sự kiện nhỏ vào cuối năm 1861 và đầu năm 1862.<ref>See:
* {{harvnb|Calmon|1975|p=678}};
* {{harvnb|Carvalho|2007|pp=103–145}};
* {{harvnb|Lira 1977, Vol 1|p=207}}.</ref> Chính phủ Brasil cự tuyệt khuất phục, và lãnh sự ban lệnh cho các chiến hạm Anh Quốc bắt giữ các thương thuyền của Brasil làm tài sản bồi thường.<ref>See:
* {{harvnb|Calmon|1975|pp=678–681}};
* {{harvnb|Carvalho|2007|p=104}}
* {{harvnb|Lira 1977, Vol 1|p=208}}.</ref> Brasil chuẩn bị cho xung đột sắp xảy đến,{{sfn|Calmon|1975|p=680}}{{sfn|Doratioto|2002|pp=98, 203}} và lực lượng tuần duyên được cấp phép khai hỏa vào bất kỳ chiến hạm Anh Quốc nào cố tình bắt giữ các thương thuyền của Brasil.{{sfn|Calmon|1975|p=684}} Chính phủ Brasil sau đó đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với Anh Quốc vào tháng 6 năm 1863.<ref>See:
* {{harvnb|Calmon|1975|p=691}};
* {{harvnb|Carvalho|2007|p=105}};
* {{harvnb|Lira 1977, Vol 1|p=211}}.</ref>
 
Do chiến tranh với [[Đế quốc Anh]] còn mơ hồ, Brasil chuyển chú ý của mình đến biên giới phương nam. Cuộc nội chiến khác bắt đầu tại Uruguay khi các chính đảng tại đây kình chống nhau.<ref>See:
* {{harvnb|Barman|1999|p=197}};
* {{harvnb|Carvalho|2007|p=108}};
* {{harvnb|Lira 1977, Vol 1|p=219}}.</ref> Xung đột nội bộ tại đó dẫn đến các vụ sát hại người Brasil và tài sản của họ tại Uruguay bị cướp bóc.{{sfn|Lira 1977, Vol 1|p=220}} Nội các tiến bộ của Brasil quyết định can thiệp và phái một đạo quân đi xâm chiếm Uruguay trong tháng 12 năm 1864, khởi đầu [[Chiến tranh Uruguay]] ngắn ngủi.<ref>See:
* {{harvnb|Barman|1999|p=198}};
* {{harvnb|Carvalho|2007|p=109}};
* {{harvnb|Lira 1977, Vol 1|pp=224–225}}.</ref> Nhà độc tài tại Paraguay láng giềng là [[Francisco Solano López]] tận dụng tình thế Uruguay để biến quốc gia của mình thành một cường quốc khu vực. Trong tháng 11 cùng năm, ông lệnh cho bắt giữ một tàu hơi nước dân sự của Brasil, gây nên [[Chiến tranh Paraguay]], và sau đó xâm chiếm Brasil.{{sfn|Carvalho|2007|p=109}}{{sfn|Lira 1977, Vol 1|p=227}}
 
Mặc dù ban đầu có vẻ là một cuộc can thiệp quân sự ngắn gọn và đơn giản, song nó diễn biến thành một cuộc chiến toàn diện tại khu vực đông nam của Nam Mỹ. Tuy nhiên, khả năng xung đột trên hai mặt trận (với Anh Quốc và Paraguay) mất dần khi vào tháng 9 năm 1865, chính phủ Anh Quốc cử một phái viên đến xin lỗi công khai về khủng hoảng giữa hai đế quốc.{{sfn|Calmon|1975|p=748}}{{sfn|Lira 1977, Vol 1|p=237}} Cuộc xâm chiếm của Paraguay vào năm 1864 dẫn đến mọt cuộc xung đột lâu hơn dự kiến, và niềm tin vào năng lực của nội các tiến bộ trong việc tiến hành chiến tranh không còn nữa.{{sfn|Barman|1999|p=222}} Ngoài ra, từ khi bắt đầu, Liên minh Tiến bộ đã gặp trở ngại do xung đột nội bộ giữa các phái hình thành từ các cựu thành viên bảo thủ ôn hòa và cựu thành viên tự do.{{sfn|Barman|1999|p=222}}{{sfn|Nabuco|1975|p=592}}
 
Nội các từ chức và Hoàng đế bổ nhiệm Tử tước xứ Itaboraí đã lớn tuổi làm người đứng đầu nội các mới vào tháng 7 năm 1868, đánh dấu những người bảo thủ trở lại nắm quyền.{{sfn|Barman|1999|p=223}} Điều này thúc đẩy cả hai phái tiến bộ bỏ sang bên các khác biệt, khiến họ đặt lại tên cho đảng là Đảng Tự do. Một phái tiến bộ thứ ba, nhỏ hơn và cấp tiến đã tuyên bố bản thân ủng hộ chế độ cộng hòa vào năm 1870—một điềm xấu đối với chế độ quân chủ.{{sfn|Nabuco|1975|p=666}} Tuy thế, "chính phủ nội các do Tử tước xứ Itaboraí thành lập là một thể chế có năng lực vượt xa nội các mà nó thay thế"{{sfn|Barman|1999|p=223}} và xung đột với Paraguay kết thúc trong tháng 3 năm 1870 với thắng lợi toàn thể của Brasil và các đồng minh của họ.{{sfn|Barman|1999|pp=229–230}} Trên 50.000 binh sĩ Brasil thiệt mạng,{{sfn|Doratioto|2002|p=461}} và phí tổn chiến tranh cao gấp 11 lần so với ngân sách thường niên của chính phủ.{{sfn|Doratioto|2002|p=462}} Tuy nhiên, do Brasil rất phồn vinh nên chính phủ có thể thoát nợ chiến tranh chỉ trong mười năm.{{sfn|Calmon|2002|p=201}}{{sfn|Munro|1942|p=276}} Xung đột cũng kích thích sản xuất quốc gia và tăng trưởng kinh tế.{{sfn|Barman|1999|p=243}}
{{clear}}
 
=== Cực thịnh===
[[File:Congado in Minas Gerais 1876 alt.png|thumb|200px|Một nhóm nô lệ lớn tụ tập tại một trang trại thuộc tỉnh [[Minas Gerais]], 1876]]
 
Chiến thắng ngoại giao trước Đế quốc Anh và chiến thắng quân sự trước Uruguay vào năm 1865, tiếp đến là kết thúc thắng lợi trng chiến tranh với Paraguay vào năm 1870, đánh dấu khởi đầu "thời đại hoàng kim" của Đế quốc Brasil.{{sfn|Lira 1977, Vol 2|p=9}} Kinh tế Brasil tăng trưởng nhanh chóng; đường sắt, tàu thủy và các dự án hiện đại hóa khác được khởi động; nhập cư phát triển mạnh.{{sfn|Barman|1999|p=240}} Đế quốc bắt đầu được quốc tế biết đến là một quốc gia hiện đại và phồn vinh, chỉ xếp sau Hoa Kỳ tại châu Mỹ; là nơi có kinh tế ổn định về chính trị cùng một tiềm năng đầu tư tốt.{{sfn|Lira 1977, Vol 2|p=9}}
 
Trong tháng 3 năm 1871, Pedro&nbsp;II bổ nhiệm nhân vật bảo thủ là Tử tước xứ Rio Branco- José Paranhos làm người đứng đầu nội các, mục tiêu chính của người này là thông qua một luật nhắm lập tức giải phóng cho toàn bộ trẻ em sinh ra từ các bà mẹ là nô lệ.{{sfn|Barman|1999|p=235}} Dự luật gây tranh luận này được đưa ra Chúng nghị viện trong tháng 5 và đối diện với một sự phản đối kiên quyết từ khoảng một phần ba số đại biểu ủng hộ, họ còn tạo dư luận quần chúng chống đối.{{sfn|Barman|1999|p=238}} Dự luật cuối cùng được ban hành trong tháng 9 và được gọi là "Luật Ra đời tự do".{{sfn|Barman|1999|p=238}} Tuy nhiên, thành công của Tử tước xứ Rio Branco gây tổn thất nghiêm trọng đến ổn định chính trị trường kỳ của Đế quốc. Điều luật "phân chia những người bảo thủ làm hai nửa, một phái trong đảng ủng hộ các cải cách của nội các Tử tước xứ Rio Branco, trong khi phái thứ hai mang tên ''escravocratas'' (lãnh đạo phái ủng hộ chế độ nô lệ) không nguôi phản đối", hình thành một thế hệ bảo thủ cực đoan mới.{{sfn|Barman|1999|p=261}}
 
"Luật Ra đời tự do" cùng sự ủng hộ của Pedro&nbsp;II dành cho nó khiến lòng trung thành vô điều kiện của những người bảo thủ cực đoan đối với chế độ quân chủ bị mất đi.{{sfn|Barman|1999|p=261}} Đảng Bảo thủ trải qua phân tranh nghiêm trọng từ trước đó, trong thập niên 1850, khi Hoàng đế hoàn toàn ủng hộ chính sách hòa giải và khiến Đảng Tiến bộ nổi lên. Các nhân vật bảo thủ cực đoan dưới sự lãnh đạo của Eusébio, Uruguai và Itaboraí, những người phản đối hòa giải trong thập niên 1850 tuy thế vẫn tin rằng Hoàng đế không thể thiếu chức năng trong hệ thống chính trị: Hoàng đế là người phân xử tối hậu và công bằng khi bế tắc chính trị uy hiếp.{{sfn|Barman|1999|pp=234, 317}} Ngược lại, thế hệ bảo thủ cực đoan mới này không trải qua thời kỳ nhiếp chính và những năm đầu Pedro&nbsp;II cai trị, khi các nguy cơ ngoại vụ và nội vụ uy hiếp ngay sự tồn tại của quốc gia; họ chỉ biết đến phồn vinh, hòa bình và một chính phủ ổn định.{{sfn|Barman|1999|p=317}} Đối với họ—và với tầng lớp cai trị nói chung—sự hiện diện của một quân chủ trung lập, người có thể giải quyết các tranh chấp chính trị là điều không còn quan trọng. Hơn thế, kể từ khi Pedro&nbsp;II tỏ rõ lập trường chính trị trong vấn đề nô lệ, ông đã làm tổn hại đến vị thế trọng tài trung lập của mình. Những chính trị gia bảo thủ cực đoan trẻ tuổi nhận thấy không có lý do để tán thành hay bảo vệ chức hoàng đế.{{sfn|Barman|1999|p=318}}
 
==Tham khảo==
{{tham khảo|2}}