Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thư viện Quốc hội (Hoa Kỳ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
}}
 
'''Thư viện Quốc hội''' (tên [[tiếng Anh]]: '''Library of Congress'''), trên thực tế là [[thư viện quốc gia]] của [[Hoa Kỳ]], là [[đơn vị]] nghiên cứu của [[Quốc hội Hoa Kỳ]]. Với trụ sở gồm 3 tòa nhà đóng tại [[Washington, D.C.]], đây là [[thư viện]] lớn nhất theo diện tích để sách và một trong những thư viện quan trọng nhất trên [[thế giới]]. Kho tư liệu của nó bao gồm hơn 30 triệu cuốn [[sách]] được phân loại và các tài liệu in ấn khác được viết bằng 470 thứ [[ngôn ngữ|tiếng]]; hơn 61 triệu bản thảo viết tay; bộ sưu tập các cuốn sách hiếm lớn nhất [[Bắc Mỹ]], bao gồm bản sơ thảo [[Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ]], [[Kinh Thánh Gutenberg]] (một trong bốn bản in trên [[giấy da]] còn tồn tại nguyên vẹn được biết đến<ref>See [http://www.approvedarticles.com/Article/Gutenberg-s-Bibles--Where-to-Find-Them/1088 Gutenberg's Bibles— Where to Find Them]; http://www.octavo.com/editions/gtnbbl/index.html; http://www.loc.gov/rr/rarebook/guide/europe.html.<!-- ANONS, PLEASE READ THE LINK COMPLETELY before changing it to '3': "A fourth and final perfect vellum copy of the Bible is in Goettigen, Germany's Universitaetsbibliothek." --></ref>); hơn 1 triệu ấn bản các văn kiện của [[Chính phủ Hoa Kỳ]]; 1 triệu ấn bản [[báo chí]] thế giới trong suốt 3 [[thế kỷ]] qua; 33.000 bộ nhật báo đóng tập; 500.000 cuộn [[microfilm]]; hơn 6.000 tựa truyện tranh;<ref>{{chú thích web |date=[[ngày 7 tháng 4 năm 2006]] |url=http://www.loc.gov/rr/news/brochure.html |title=About the Serial and Government Publications Division |publisher=The Library of Congress |accessdate=ngày 8 tháng 8 năm 2006}}</ref> cơ sở dữ liệu luật lớn nhất thế giới; các bộ phim; hơn 4,8 triệu [[bản đồ]], [[bản nhạc]]; 2,7 triệu [[bản ghi âm]]; hơn 13,7 triệu hình in và chụp bao gồm các tác phẩm [[nghệ thuật]] chuyên nghiệp và nghệ thuật quần chúng, các bản vẽ kiến trúc; cây [[vĩ cầm]] cổ [[Betts Stradivarius]];<ref>Nhà làm đàn [[người Ý]] Antonio Stradivari chế tạo cây vĩ cầm Betts Stradivarius năm 1704. Cùng bốn cây đàn Stradivari khác thuộc bộ sưu tầm Cremonese, Betts Stradivarius được Gertrude Clarke Whittall hiến tặng Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1935. Xem [[:en:Betts Stradivarius|Betts Stradivarius]]</ref> và cây ''viola'' Cassavetti Stradivarius;<ref>''Cassavetti Stradivarius'' hoàn thành năm 1727 bởi nhà Stradivarius, Gertrude Clarke Whittall tặng Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ</ref>
 
Chức năng chính của Thư viện, thông qua [[Vụ Khảo cứu Quốc hội (Hoa Kỳ)|Vụ Khảo cứu Quốc hội]], là sưu khảo và phân tích thông tin và tư liệu nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của các nghị sĩ [[Quốc hội]]. Dịch vụ này không được mở rộng cho công chúng, mà chỉ dành riêng cho những nhà lập pháp, các thẩm phán [[Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ|Tối cao Pháp viện]], và các viên chức cao cấp của [[chính phủ]]. Thư viện Quốc hội cũng tiếp nhận từ [[Cục Bản quyền Hoa Kỳ]] bản sao của tất cả sách, tiểu luận, ấn phẩm, nhạc phẩm đã đăng ký tại [[Hoa Kỳ]]. Trong thực tế là thư viện quốc gia của Hoa Kỳ, Thư viện Quốc hội góp phần quảng bá [[văn học Mỹ]] qua các đề án như American Folklife Center (Trung tâm Văn hóa Dân gian Mỹ), American Memory (Hồi ức Mỹ), Center for the Book (Trung tâm Sách), và Poet Laureate (Quán quân Thi ca).
 
Người đứng đầu Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ hiện thời là [[Thủ thư Quốc hội]], [[James H. Billington]].
 
== Lịch sử ==
Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ thành lập ngày [[24 tháng 4]] năm [[1800]] bởi một sắc lệnh của [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]] [[John Adams]]. Sắc lệnh ''Act of Congress'' quyết định dời thủ đô từ [[Philadelphia]] về [[Washington, D.C.|Washington, D. C.]]. Một điều khoản trong sắc lệnh dành khoản tiền 5.000 [[Đô la Mỹ|USD]] "để mua các đầu sách cần thiết cho Quốc hội…, và trang bị nơi chứa sách…" Đặt hàng từ [[Luân Đôn]], 740 cuốn sách và 30 bản đồ được lưu trữ tại thủ đô mới của nước Mỹ.<ref name="loc history">{{chú thích web|title=Jefferson's Legacy: A Brief History of the Library of Congress|publisher=Library of Congress|url=http://www.loc.gov/loc/legacy/loc.html|date=[[ngày 6 tháng 3 năm 2006]]|accessdate=ngày 14 tháng 1 năm 2008}}</ref> Mặc dù số đầu sách không nhiều, tất cả đều hợp pháp, phản ánh vị trí của Quốc hội là thiết chế làm luật.
 
[[Thomas Jefferson]] thủ giữ vai trò quan trọng giai đoạn thành lập thư viện. Ngày [[26 tháng 1]] năm [[1802]], ông ký ban hành đạo luật đầu tiên về thiết lập cơ cấu Thư viện Quốc hội, quy định Tổng thống bổ nhiệm chức vụ Thủ thư Quốc hội và thành lập một Ủy ban Lưỡng viện về Thư viện<ref>Ủy ban có 10 thành viên: năm Thượng Nghị sĩ và năm Dân biểu. Xem [[:en:Joint Committee on the Library|Joint Committee on the Library]]</ref> nhằm giám sát và thiết lập nội quy cho thư viện, cũng như dành cho tổng thống và phó tổng thống quyền mượn sách.<ref name="loc history"/> Tháng 8 năm [[1814]], Thư viện Quốc hội – lúc ấy chỉ là một thư viện nhỏ có 3.000 đầu sách - bị tàn phá hoàn toàn khi binh sĩ Anh xâm chiếm và đốt phá [[Đồi Capitol]].<ref name="loc history"/> Trong vòng một tháng, cựu Tổng thống Jefferson hiến tặng thư viện riêng của ông để thế chỗ thư viện cũ.<ref>Thomas Jefferson's personal library at Library Thing, based on scholarship http://www.librarything.com/catalog.php?view=ThomasJefferson</ref><ref>Library Thing Profile Page for Thomas Jefferson's library, summarizing contents and indicating sources http://www.librarything.com/profile/ThomasJefferson</ref> Trước đó, Jefferson đã dành 50 năm để thu thập cho một bộ sưu tập sách đa dạng trong thể loại, trong đó có sách ngoại ngữ, và nhiều tuyển tập về [[triết học]], [[khoa học]], [[văn chương]], và sách dạy nấu ăn. Tháng 1 năm [[1815]], Quốc hội tiếp nhận sự hiến tặng của Jefferson và trả 23.950 USD cho 6.487 cuốn sách của ông.<ref name="loc history"/>
 
=== Suy yếu (1851 – 1865) ===
[[Tập tin:Book learning.jpg|nhỏ|220px|trái|Họa tiết bên trong Thư viện Quốc hội]]
Thời tiền chiến là giai đoạn khó khăn cho Thư viện. Suốt trong [[thập niên 1850]], thủ thư của [[Viện Smithsonian]] là Charles Coffin Jewett vận động tích cực cho [[Viện Smithsonian]] được công nhận là thư viện quốc gia. Song, nỗ lực của Jewett bị chặn đứng bởi Joseph Henry. Henry là Thư ký Viện Smithsonian, ông chủ trương chỉ tập chú vào các cuộc nghiên cứu khoa học và ấn hành chúng, cũng như vận động cho Thư viện Quốc hội phát triển thành thư viện quốc gia. Tháng 7 năm 1854, quyết định của Henry sa thải Jewett đã chấm dứt sự cạnh tranh, năm 1866 Henry chuyển giao thư viện của Viện Smithsonian với 40 ngàn đầu sách cho Thư viện Quốc hội<ref name="loc history"/>.
 
Ngày [[24 tháng 12]] năm [[1851]], một vụ hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi 35.000 cuốn sách, tức là khoảng hai phần ba trong tổng số 55.000 cuốn của Thư viện, trong đó có cả hai phần ba số sách hiến tặng của Jefferson <ref name="loc history"/>. Năm [[1852]], Quốc hội nhanh chóng thông qua số tiền 168.700 USD chỉ đủ để thay thế số sách bị mất trong hỏa hoạn. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn trì trệ của Thư viện dưới quyền quản lý của Thủ thư John Silva Meehan và Chủ tịch Ủy ban Lưỡng viện James A. Pearce, hai người này chủ trương hạn chế các hoạt động của Thư viện <ref name="loc history"/>. Năm [[1857]], Quốc hội quyết định chuyển trách nhiệm phân phối tài liệu công cho [[Bộ Nội vụ Hoa Kỳ|Bộ Nội vụ]] và giao trách nhiệm trao đổi sách báo và tài liệu ngoại quốc cho [[Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ|Bộ Ngoại giao]]. Ngoài ra, kể từ năm 1859, mọi hoạt động tác quyền đều phải tập trung về [[Cơ quan Đăng Kiểm Sáng Chế]] (the Patent Office) chấm dứt vai trò kéo dài 13 năm của Thư viện như là cơ quan lưu trữ toàn bộ sách và tiểu luận có đăng ký bản quyền. Sự kiện [[Abraham Lincoln]] bổ nhiệm John G. Stephenson làm thủ thư trong năm [[1861]] vì các mục tiêu chính trị khiến vị trí của Thư viện càng mờ nhạt hơn. Stephenson chỉ bận tâm đến các công việc không liên quan gì đến lãnh vực thư viện, trong đó có công việc sĩ quan phụ tá (ông mang quân hàm đại tá) tại các mặt trận Chancellorsville và Gettysburg trong thời kỳ [[Nội chiến Hoa Kỳ|Nội chiến Mỹ]]. Sau khi chiến tranh kết thúc, ban nhân sự của Thư viện có 7 người, quản lý 80 ngàn đầu sách <ref name="loc history"/>. <!--thông qua những sai trái của đoạn này, cần xem lại chất lượng dịch của bài viết này, xem lịch sử trang trước khi sửa-->