Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Brasil”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 90:
Năm 1815, thái tử Bồ Đào Nha là João (về sau là [[João VI của Bồ Đào Nha|João VI]]), đang giữ vai trò nhiếp chính, lập ra [[Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brasil và Algarves]], địa vị của Brasil được thăng từ thuộc địa thành vương quốc. Ông đăng cơ vương vị Bồ Đào Nha vào năm 1816, sau khi mẹ là [[Maria I của Bồ Đào Nha|Maria I]] từ trần. João VI trở về Bồ Đào Nha vào tháng 4 năm 1821, để lại con trai và người kế vị của mình là Pedro cai trị Brasil với địa vị người nhiếp chính.{{sfn|Barman|1988|p=72}}{{sfn|Viana|1994|p=396}} Chính phủ Bò Đào Nha lập tức hành động nhằm thu hồi quyền tự trị mà Brasil được ban cho từ năm 1808.{{sfn|Barman|1988|pp=75, 81–82}}{{sfn|Viana|1994|pp=399, 403}} Mối đe dọa về việc mất đi quyền kiểm soát hạn chế đối với nội vụ đã kích động người Brasil phản đối rộng khắp. [[José Bonifácio de Andrada]] cùng với các thủ lĩnh người Brasil khác thuyết phục Pedro tuyên bố Brasil độc lập từ Bồ Đào Nha vào ngày 7 tháng 9 năm 1822.{{sfn|Viana|1994|pp=408–408}}{{sfn|Barman|1988|p=96}} Ngày 12 tháng 10, vương tử được tôn làm Pedro I, trở thành hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Brasil mới thành lập, với một chế độ quân chủ lập hiến.{{sfn|Viana|1994|pp=417–418}}{{sfn|Barman|1988|pp=101–102}} Các đơn vị quân sự vũ trang trung thành với Bồ Đào Nha tiến hành phản đối tuyên bố độc lập trên khắp Brasil. Chiến tranh hậu độc lập diễn ra trên khắp đế quốc, có các trận đánh tại các khu vực miền bắc, đông bắc và miền nam. Các binh sĩ Bồ Đào Nha cuối cùng đầu hàng vào tháng 3 năm 1824,{{sfn|Viana|1994|pp=420–422}}{{sfn|Barman|1988|pp=104–106}} và Bồ Đào Nha công nhận độc lập của Brasil vào tháng 8 năm 1825.{{sfn|Barman|1988|p=128}}
 
Pedro I phải đương đầu với một số cuộc khủng hoảng trong thời gian ông cai trị. Một cuộc phản loạn ly khai tại tỉnh Cisplatina vào đầu năm 1825, sau đó Liên hiệp các tỉnh Río de la Plata (nay là [[Argentina]]) nỗ lực nhằm sáp nhập Cisplatina khiến đế quốc tham gia [[Chiến tranh Cisplatina]]: "một cuộc chiến trường kỳ, không vinh quang, và rốt cuộc vô ích tại phương nam".{{sfn|Barman|1988|p=131}} Trong tháng 3 năm 1826, João VI từ trần và Pedro I kế thừa vương vị Bồ Đào Nha, tngtrong một thời gian ngắn ông trở thành Quốc vương Pedro IV của Bồ Đào Nha trước khi thoái vị để nhượng lại vương vị cho con gái trưởng là Maria II.{{sfn|Barman|1988|p=142}} Tình hình xấu đi vào năm 1828 khi chiến tranh tại phương nam kết thúc với kết quả là Brasil để mất Cisplatina, lãnh thổ này trở thành quốc gia [[Uruguay]] độc lập.{{sfn|Barman|1988|p=151}} Tại Lisboa trong cùng năm, em trai của Pedro I là Thân vương Miguel đoạt vương vị của Maria II.{{sfn|Barman|1988|pp=148–149}}
 
Các khó khăn khác nổi lên khi nghị viện của đế quốc khai mạc vào năm 1826. Pedro I cùng một tỷ lệ đáng kể nghị viên tranh luận ủng hộ về hệ thống tư pháp độc lập, một nghị viện tuyển cử đại chúng và một chính phủ do hoàng đế lãnh đạo, hoàng đế nắm giữ các quyền hành chính tổng thể và đặc quyền.{{sfn|Barman|1999|pp=18–19}} Các nghị viên khác tranh luận ủng hộ một cấu trúc tương tự, chỉ khác là vị thế của quân chủ có ảnh hưởng ít hơn và nhánh lập pháp chiếm ưu thế trong chính sách và cai quản.{{sfn|Barman|1999|p=19}} Cuộc đấu tranh về việc hoàng đế hay nghị viện chi phối chính phủ chuyển thành các cuộc tranh luận từ năm 1826 đến năm 1831 về xác lập cấu trúc chính phủ và chính trị.{{sfn|Barman|1988|p=131}} Không thể đồng thời giải quyết các vấn đề tại Brasil và Bồ Đào Nha, ngày 7 tháng 4 năm 1831 Hoàng đế thoái vị để nhượng vương vị cho con trai là [[Pedro II của Brasil|Pedro II]] và lập tức lên thuyền sang châu Âu để phục vị cho con gái.{{sfn|Barman|1988|p=159}}
Dòng 110:
Năng lực của Hoàng đế và nội các bảo thủ mới bổ nhiệm được thử thách qua ba cuộc khủng hoảng trong giai đoạn từ 1848 đến 1852.{{sfn|Barman|1999|p=122}} Cuộc khủng hoảng đầu tiên là đối phó với nhập khẩu lậu nô lệ. Nhập khẩu nô lệ bị cấm chỉ vào năm 1826 theo một hiệp định với Anh Quốc.{{sfn|Barman|1999|p=123}} Tuy nhiên, việc buôn người tiếp tục mà không giảm đi, và khi Anh Quốc thông qua Đạo luật Aberdeen năm 1845 thì các chiến hạm Anh Quốc được phép cho người nhảy sang tàu của Brasil và bắt giữ bất kỳ ai bị phát hiện là tham dự mua bán nô lệ.{{sfn|Barman|1999|pp=122–123}} Trong khi Brasil phải vật lộn với vấn đề này, khởi nghĩa Praieira bùng phát vào ngày 6 tháng 11 năm 1848, đây là mọ cuộc xung đột giữa các phái chính trị địa phương trong tỉnh [[Pernambuco]], song bị trấn áp vào tháng 3 năm 1849. Đây là cuộc nổi loạn cuối cùng diễn ra thời chế độ quân chủ, và nó kết thúc đáng dấu bắt đầu bốn mươi năm hòa bình nội bộ tại Brasil. Luật Eusébio de Queirós được ban hành vào ngày 4 tháng 9 năm 1850, trao cho chính phủ quyền lực rộng để chiến đấu với nạn mua bán nô lệ bất hợp pháp. Với công cụ mới này, Brasil hành động nhằm diệt trừ nhập khẩu nô lệ, và đến năm 1852 cuộc khủng hoảng đầu tiên này kết thúc, với việc Anh Quốc chấp thuận rằng nạn mua bán này đã được ngăn chặn.{{sfn|Barman|1999|p=124}}
 
Cuộc khủng hoảng thứ ba là xung đột với Liên bang Argentina về uy thế tại các lãnh thổ lân cận [[Río de la Plata]] và thông hành tự do trên thủy đạo này.{{sfn|Barman|1999|p=125}} Kể từ thập niên 1830, nhà độc tài [[Juan Manuel de Rosas]] tại Argentina ủng hộ các cuộc khởi nghĩa tại [[Uruguay]] và Brasil. Đế quốc không thể đối phó với mối đe dọa do Rosas gây ra cho đến năm 1850,{{sfn|Barman|1999|p=125}} khi hình thành một liên minh giữa Brasil, Uruguay và những người Argentina bất mãn,{{sfn|Barman|1999|p=125}} dẫn đến [[Chiến tranh Plata]] và sau đó là sự kiện người cai trị Argentina bị phế truất tngtrong tháng 2 năm 1852.{{sfn|Barman|1999|p=126}}{{sfn|Carvalho|2007|pp=102–103}} Do vượt qua thành công các cơn khủng hoảng này, Brasil nâng cao đáng kể độ ổn định và uy tín quốc gia, nổi lên thành một cường quốc Tây bán cầu.{{sfn|Levine|1999|pp=63–64}} Trên phương diện quốc tế, người châu Âu nhận thấy quóc gia này như là hiện thân của các lý tưởng tự do quen thuộc, như tự do báo chí và tôn trọng theo hiến pháp các quyền tự do dân sự. Chế độ quân chủ nghị viện đại diện tại Brasil cũng hoàn toàn tương phản với đặc điểm pha trộn giữa độc tài và bất ổn tại các quốc gia khác tại Nam Mỹ đồng thời kỳ.<ref>See:
* {{harvnb|Bethell|1993|p=76}};
* {{harvnb|Graham|1994|p=71}};
Dòng 159:
[[File:Congado in Minas Gerais 1876 alt.png|thumb|200px|Một nhóm nô lệ lớn tụ tập tại một trang trại thuộc tỉnh [[Minas Gerais]], 1876]]
 
Chiến thắng ngoại giao trước Đế quốc Anh và chiến thắng quân sự trước Uruguay vào năm 1865, tiếp đến là kết thúc thắng lợi trngtrong chiến tranh với Paraguay vào năm 1870, đánh dấu khởi đầu "thời đại hoàng kim" của Đế quốc Brasil.{{sfn|Lira 1977, Vol 2|p=9}} Kinh tế Brasil tăng trưởng nhanh chóng; đường sắt, tàu thủy và các dự án hiện đại hóa khác được khởi động; nhập cư phát triển mạnh.{{sfn|Barman|1999|p=240}} Đế quốc bắt đầu được quốc tế biết đến là một quốc gia hiện đại và phồn vinh, chỉ xếp sau Hoa Kỳ tại châu Mỹ; là nơi có kinh tế ổn định về chính trị cùng một tiềm năng đầu tư tốt.{{sfn|Lira 1977, Vol 2|p=9}}
 
Trong tháng 3 năm 1871, Pedro&nbsp;II bổ nhiệm nhân vật bảo thủ là Tử tước xứ Rio Branco- José Paranhos làm người đứng đầu nội các, mục tiêu chính của người này là thông qua một luật nhắm lập tức giải phóng cho toàn bộ trẻ em sinh ra từ các bà mẹ là nô lệ.{{sfn|Barman|1999|p=235}} Dự luật gây tranh luận này được đưa ra Chúng nghị viện trong tháng 5 và đối diện với một sự phản đối kiên quyết từ khoảng một phần ba số đại biểu ủng hộ, họ còn tạo dư luận quần chúng chống đối.{{sfn|Barman|1999|p=238}} Dự luật cuối cùng được ban hành trong tháng 9 và được gọi là "Luật Ra đời tự do".{{sfn|Barman|1999|p=238}} Tuy nhiên, thành công của Tử tước xứ Rio Branco gây tổn thất nghiêm trọng đến ổn định chính trị trường kỳ của Đế quốc. Điều luật "phân chia những người bảo thủ làm hai nửa, một phái trong đảng ủng hộ các cải cách của nội các Tử tước xứ Rio Branco, trong khi phái thứ hai mang tên ''escravocratas'' (lãnh đạo phái ủng hộ chế độ nô lệ) không nguôi phản đối", hình thành một thế hệ bảo thủ cực đoan mới.{{sfn|Barman|1999|p=261}}
Dòng 216:
Hoàng đế đứng đầu nhánh thẩm tra và hành pháp (lần lượt được hỗ trợ từ Hội đồng Quốc gia và Hội đồng Bộ trưởng); ông có tiếng nói quyết định và quyền lực tối hậu đối với chính phủ quốc gia.{{sfn|Barman|1988|p=132}} Ông có nhiệm vụ đảm bảo độc lập và ổn định của quốc gia. Hiến pháp (Điều 101) trao cho ông rất ít cách thức để áp đặt ý chí của bản thân lên Đại hội đồng, trong đó ông có quyền giải tán hoặc kéo dài các phiên họp của cơ quan lập pháp. Tại Tham nghị viện, hoàng đế có một quyền lực là bổ nhiệm các nghị viên song điều này không nhất thiết nâng cao ảnh hưởng của ông do các nghị viên giữ chức trọn đời và do đó thoát khỏi áp lực từ chính phủ một khi họ được phê chuẩn. Trong những lần Chúng nghị viện bị giải tán, các cuộc bầu cử mới được yêu cầu tổ chức lập tức và khóa nghị viên mới được bầu ra. "Quyền lực này hữu hiệu do bảo lưu một mối đe dọa. Nó không để dùng được nhiều lần, cũng không thể được sử dụng để mang thuận lợi cho hoàng đế."{{sfn|Barman|1988|p=133}}
 
Trong thời gian trị vì của Pedro&nbsp;I, Chúng nghị viện chưa từng bị giải tán và các phiên họp lập pháp chưa từng phải kéo dài hay bị hoãn.{{sfn|Viana|1994|p=476}} Dưới thời Pedro&nbsp;II, Chúng nghị việc chỉ từng bị giải tán theo thỉnh cầu của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng). Tổng thể có 11 lần giải thể Chúng nghị viện trong thời Pedro&nbsp;II cai trị, tngtrong số đó 10 lần là sau khi tham khảo với Hội đồng Quốc gia, là điều nằm ngoài yêu cầu của Hiến pháp.{{sfn|Carvalho|1993|p=42}} Thế cân bằng quyền lực theo hiến pháp tồn tại giữa Đại hội đồng và nhánh hành pháp dưới quyền Hoàng đế. Cơ quan lập pháp không thể tự vận hành và quân chủ không thể áp đặt ý chí của mình cho Đại hội đồng. Hệ thống hoạt động trơn chu chỉ khi Đại hội đồng và Hoàng đế hành động trên tinh thần hợp tác vì lợi ích quốc gia.{{sfn|Barman|1988|p=133}}
 
Một yếu tố mới được thêm vào khi chức vụ "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng" chính thức được lập ra vào năm 1847—song đã tồn tại trên thực tiễn từ năm 1843. Chủ tịch có địa vị trong đảng của mình và trước Hoàng đế, và chúng đôi khi có thể xung đột. Thủ lĩnh bãi nô và sử gia thế kỷ 19 Joaquim Nabuco nói rằng "Chủ tịch Hội đồng tại Brasil không phải như Thủ tướng Nga, thuộc hạ của quân chủ, cũng không như Thủ tướng Anh Quốc, chỉ thực hiện theo ủy thác của [[Hạ Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Thứ dân viện]]: ủy nhiệm của quân chủ đối với ông cần thiết và quan trọng như ủy nhiệm của Nghị viện, và và nhằm sử dụng an toàn chức trách của mình, ông đã kiềm chế tính thất thường, sự lưỡng lự và tham vọng của nghị viện, cũng như luôn duy trì bất biến sự ủng hộ, thiện ý của hoàng đế."{{sfn|Nabuco|1975|p=712}}
Dòng 234:
Trách nhiệm của hội đồng lập pháp cấp tỉnh bao gồm xác định ngân sách cấp tỉnh và đô thị, đánh thuế cần thiết để hỗ trợ họ; chu cấp cho các trường tiểu học và trung học (giáo dục bậc đại học là trách nhiệm của chính phủ quốc gia); kiểm tra và giám sát chi tiêu cấp tỉnh và đô thị; chu cấp cho việc thực thi pháp luật và duy trì lực lượng cảnh sát. Các hội đồng cũng kiểm soát việc thiết lập và bão bỏ, cùng với lương cho các chức vụ công vụ cấp tỉnh và đô thị. Việc bổ nhiệm, đình chỉ và sa thải các công vụ viên dành riêng cho chủ tịch (thống đốc) của tỉnh, song cách thức và hoàn cảnh thi hành cần do hội đồng hoạch định. Việc trưng dụng tài sản cá nhân (đền bù bằng tiền) vì lợi ích của tỉnh và đô thị cũng là một quyền của hội đồng.{{sfn|Dolhnikoff|2005|p=99}} Trên thực tế, hội đồng cấp tỉnh có thể ban hành bất kỳ loại luật nào mà không cần Nghị viện phê chuẩn, chừng nào những luật địa phương này không vi phạm hoặc xâm phạm Hiến pháp. Tuy nhiên, các tỉnh không được phép lập pháp trên các lĩnh vực luật hình sự, luật tố tụng hình sự, các quyền dân sự và các nghĩa vụ, lực lượng vũ trang, ngân sách quốc gia và các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia như quan hệ đối ngoại.{{sfn|Dolhnikoff|2005|p=100}}
 
Chính phủ quốc gia bổ nhiệm các chủ tịch tỉnh, và theo lý thuyết họ chịu trách nhiệm cai quản tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế quyền lực của họ là vô hình, khác biệt giữa các tỉnh dựa trên mức độ quan hệ của chủ tịch. Do chính phủ quốc gia muốn đảm bảo lòng trung thành của các chủ tịch tỉnh, trong hầu hết trường hợp những người này được phái đến mọtmột tỉnh mà họ không có các quan hệ chính trị, gia đình và các quan hệ khác.{{sfn|Dolhnikoff|2005|p=102}} Nhằm ngăn chặn họ phát triển bất kỳ lợi ích hay ủng hộ địa phương mạnh mẽ nào, các chủ tịch bị giới hạn nhiệm kỳ chỉ trong vài tháng.{{sfn|Dolhnikoff|2005|p=102}} Do các chủ tịch thường dành một lượng lớn thời gian bên ngoài tỉnh, thường đi đến tỉnh quê hương của họ hoặc đến thủ đô, thống đốc "thực tế" là phó chủ tịch, người này do hội đồng cấp tỉnh lựa chọn và thường là một chính trị gia địa phương.{{sfn|Dolhnikoff|2005|p=103}} Do quyền lực hạn chế không thể làm yếu đi quyền tự trị cấp tỉnh, chủ tịch là một đại lý của chính phủ trung ương với ít trách nhiệm ngoài việc truyền đạt các quan tâm của trung ương đến các đầu sỏ chính trị trong tỉnh. Các chủ tịch có thể được chính phủ quốc gia sử dụng để tác động đến các cuộc bầu cử hay thậm chí là gian lận, song tác động mà chủ tịch đạt được dựa vào các chính trị gia cấp tỉnh và địa phương thuộc cùng chính đảng với ông ta. Sự phụ thuộc lẫn nhau này tạo ra một mối quan hệ phức tạp, dựa trên trao đổi ân huệ, lợi ích cá nhân, mục tiêu của đảng, thương lượng và các vận động chính trị khác.{{sfn|Dolhnikoff|2005|pp=110–112}}
 
''câmara municipal'' (hội đồng đô thị) là cơ cấu quản lý tại các thị trấn và thành phố, tồn tại từ khi bắt đầu thời kỳ thuộc địa trong thế kỷ 16. Cơ cấu bao gồm ''vereadores'' (nghị viên hội đồng), số lượng tùy theo quy mô đô thị.{{sfn|Dolhnikoff|2005|p=118}} Không như Đại hội đồng cấp tỉnh, Hiến pháp trao cho các hội đồng đô thị quyền tự trị lớn. Tu nhiên, khi Hội đồng lập pháp cấp tỉnh thay thế Đại hội đồng cấp tỉnh vào năm 1834, nhiều quyền của các hội đồng đô thị (tngtrong đó có định ngân sách đô thị, giám sát chi tiêu, tạo việc làm, và bổ nhiệm công vụ viên) được chuyển cho chính phủ cấp tỉnh. Thêm vào đó, bất kỳ luật nào do hội đồng đô thị ban hành cần phải được hội đồng cấp tỉnh phê chuẩn, thay vì Nghị viện.{{sfn|Dolhnikoff|2005|p=83}} Theo Tu chính án năm 1834, các tỉnh được trao quyền tự trị lớn hơn, các quyền tự trị còn lại của đô thị bị chuyển cho chính quyền cấp tỉnh.{{sfn|Dolhnikoff|2005|pp=118–119}} Không có chức vụ thị trưởng, và hội đồng đô thị và chủ tịch của hội đồng tiến hành quản lý đô thị.{{sfn|Rodrigues|1863|pp=134–135}}
 
=== Bầu cử ===
[[File:Inauguration of railroad bridge brazil 1888.jpg|thumb|200px|Những người da trắng và da đen tụ tập tại tỉnh Rio de Janeiro, khoảng năm 1888. Các cuộc bầu cử trong thế kỷ 19 tại Brasil rất dân chủ so với đương thời, song bị cản trở do gian lận]]
 
Cho đến năm 1881, đi bầu cử mang tính cưỡng chế{{sfn|Carvalho|2008|p=29}} và các cuộc bầu cử diễn ra trong hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu các cử tri lựa chọn đại biểu cử tri, những người này sau đó chọn một danh sách các ứng cử viên tham nghị sĩ. Hoàng đế sẽ lựa chọn một tham nghị sĩ mới (thành viên Tham nghị viện, tức Thượng nghị viện) từ mọ danh sách gồm ba ứng cử viên nhận được số phiếu cao nhất. Các đại biểu cử tri cũng chọn ra các chúng nghị sĩ (thành viên Chúng nghị viện, tức hạ nghị viện), các đại biểu cấp tỉnh (thành viên hội đồng cấp tỉnh) và thành viên hội đồng đô thị mà không có sự can dự của Hoàng đế trong việc đưa ra lựa chọn cuối cùng.{{sfn|Vainfas|2002|p=223}} Toàn bộ nam giới trên 25 tuổi có thu nhập hàng năm ít nhất là Rs&nbsp;100$000 (hay 100.000 ''réis''; tương đương vào năm 1824 với $98 U.S.{{sfn|Barman|1988|p=124}}) đủ điều kiện bầu cử trong giai đoạn đầu. Tuổi bầu cử hạ xuống còn 21 đối với nam giới đã kết hôn. Để trở thành một đại biểu cử tri, cần phải có thu nhập hàng năm ít nhất là Rs&nbsp;200$000.{{sfn|Vainfas|2002|p=223}}
 
Hệ thống bầu cử Brasil tương đối dân chủ tại thời kỳ mà bầu cử gián tiếp là điều phổ biến tại các quốc gia dân chủ. Yêu cầu thu nhập tại Anh Quốc ở mức cao hơn nhiều, kể cả sau các cải cách năm 1832 tại đó.{{sfn|Carvalho|2008|p=30}} Đương thời chỉ có Pháp và Thụy sĩ là không yêu cầu mức thu nhập tối thiểu làm điều kiện bỏ phiếu, là những nơi mà quyền phổ thông đầu phiếu được thi hành chỉ từ năm 1848.{{sfn|Vainfas|2002|p=139}}{{sfn|Carvalho|2008|p=31}} Có thể đã không có quốc gia châu Âu nào vào đương thời có pháp luật tự do như Brasil.{{sfn|Carvalho|2008|p=30}} Yêu cầu thu nhập thấp đủ để bất kỳ nam công dân nào có việc làm đều đủ tư cách bầu cử.{{sfn|Barman|1988|p=124}}{{sfn|Carvalho|2008|p=31}} Thí dụ, người làm công dân sự có mức lương thấp nhất vào năm 1876 là một người gác cổng với thu nhập Rs&nbsp;600$000 mỗi năm.{{sfn|Carvalho|2008|p=30}}
 
Hầu hết cử tri tại Brasil có thu nhập thấp.{{sfn|Carvalho|1993|p=46}}{{sfn|Vainfas|2002|p=224}} Thí dụ, tại thị trấn Formiga của [[Minas Gerais]] vào năm 1876, người nghèo chiếm đến 70% toàn bộ cử tri. Tại Irajá thuộc tỉnh [[Rio de Janeiro (state)|Rio de Janeiro]], tỷ lệ người nghèo chiếm 87% toàn bộ cử tri.<ref>See:
* {{harvnb|Carvalho|1993|p=46}};
* {{harvnb|Carvalho|2008|p=30}};
* {{harvnb|Vainfas|2002|p=224}}.</ref> Các cựu nô lệ không thể bầu cử, song con cháu họ có thể,{{sfn|Vainfas|2002|p=139}} do có thể mù chữ {{sfn|Carvalho|2007|p=180}} (là điều một vài quốc gia cho phép).{{sfn|Carvalho|1993|p=46}} Năm 1872, 10,8% cư dân Brasil bỏ phiếu{{sfn|Vainfas|2002|p=224}} (13% cư dân phi nô lệ).{{sfn|Carvalho|1993|p=48}} Để so sánh, mức độ tham gia của cử tri tại Anh Quốc vào năm 1870 là 7% tổng dân số; tại [[Vương quốc Ý (1861–1946)|Ý]] là 2%; tại Bồ Đào Nha là 9%; và tại Hà Lan là 2,5%.{{sfn|Vainfas|2002|p=139}} Năm 1832, tức năm Anh Quốc cải cách bầu cử, 3% cư dân Anh Quốc đi bầu. Các cải cách tiếp theo vào năm 1867 và năm 1884 làm tăng tỷ lệ cử tri tham gia tại Anh Quốc lên 15% cư dân.{{sfn|Carvalho|2008|p=39}}
 
Mặc dù gian lận bầu cử là điều phổ biến, song nó không bị Hoàng đế, các chính trị gia và nhà quan sát đương thời lờ đi. Vấn đề được nhận định là có quy mô lớn và họ tiến hành các nỗ lực để sửa chữa sự lạm dụng,{{sfn|Vainfas|2002|p=223}}{{sfn|Carvalho|2007|p=180}} với pháp chế (bao gồm các cải cách bầu cử năm 1855, 1875 và 1881) liên tiếp được ban hành để đấu tranh với gian lận.{{sfn|Carvalho|2008|p=33}} Các cải cách vào năm 1881 dẫn đến thay đổi đáng kể: chúng loại bỏ hệ thống bầu cử hai giai đoạn, thi hành bầu cử trực tiếp và không cưỡng chế,{{sfn|Carvalho|1993|p=51}} và cho phép các cựu nô lệ bỏ phiếu và ban quyền bầu cử cho những người phi Công giáo.{{sfn|Vainfas|2002|p=224}} Ngược lại, các công dân mù chữ không còn được phép bỏ phiếu.{{sfn|Vainfas|2002|p=224}} Tỷ lệ tham gia bầu cử giảm từ 13% xuống chỉ còn 0,8% vào năm 1886.{{sfn|Vainfas|2002|p=224}} Năm 1889, khoảng 15% dân số Brasil có thể đọc và viết, do đó tước quyền bầu cử của người mù chữ không phải là cách giải thích duy nhất cho việc tỷ lệ bỏ phiếu giảm đột ngột.{{sfn|Carvalho|2002|p=84–85}} Việc ngừng cưỡng bách bỏ phiếu và cử tri thờ ơ có thể là các yếu tố đáng kể góp phần giảm số lượng người đi bầu.{{sfn|Carvalho|2002|p=91}}
 
=== Lực lượng vũ trang ===
[[File:Riachuelo 1885.jpg|thumb|200px|left|Chiến hạm bọc thép ''Riachuelo'' của Brasil, 1885]]
 
Theo Điều&nbsp;102 và 148 trong Hiến pháp, Lực lượng vũ trang Brasil phụ thuộc Hoàng đế khi mà ông giữ chức vụ tổng tư lệnh.{{sfn|Rodrigues|1863|pp=79, 117}} Giúp đỡ cho Hoàng đế là các bộ trưởng chiến tranh và hải quân trong các sự vụ liên quan đến lục quân và hải quân- mặc dù Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trên thực tế thường xuyên tiến hành giám sát hai nhánh này. Các bộ trưởng chiến tranh và hải quân hầu hết là quan chức dân sự, chỉ có vài ngoại lệ.{{sfn|Carvalho|2007|p=193}}{{sfn|Lira 1977, Vol 3|p=84}}
 
Quân đội được tổ chức theo quy tắc tương tự như lực lượng vũ trang Anh Quốc và Hoa Kỳ vào đương thời, theo đó một lục quân thường trực quy mô nhỏ có thể nhanh chóng tăng sức mạnh trong tình trạng khẩn cấp từ một lực lượng dân quân dự bị (tại Brasil là Vệ binh quốc gia). Phòng tuyến đầu của Brasil dựa trên một lực lượng hải quân lớn và hùng mạnh để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của ngoại quốc. Do là một vấn đề chính sách, quân đội hoàn toàn tuân lệnh chính phủ dân sự và duy trì độc lập khỏi tham dự các quyết định chính trị.{{sfn|Pedrosa|2004|p=289}}
 
Quân nhân được phép tranh cử và phục vụ các chức vụ chính trị trong khi tại ngũ. Tu nhiên, họ không đại diện cho lục quân hay hải quân, mà được dự kiến phục vụ cho lợi ích của thành phố hoặc tỉnh mà họ được bầu.{{sfn|Carvalho|2007|p=193}} Pedro&nbsp;I lựa chọn chín sĩ quan quân đội làm tham nghị viên và bổ nhiệm năm (trong số 14) người vào Hội đồng Quốc gia. Trong thời kỳ Nhiếp chính, hai người được bổ nhiệm vào Tham nghị viện và không có ai được vào Hội đồng Quốc gia (cơ cấu này không hoạt động trong thời kỳ Nhiếp chính). Pedro&nbsp;II lựa chọn bốn sĩ quan làm tham nghị viên trong thập niên 1840, hai người trong thập niên 1850 và ba người khác trong thời gian cầm quyền còn lại. Ong cũng bổ nhiệm bảy sĩ quan làm ủy viên Hội đồng Quốc gia trong thập niên 1840 và 1850, và ba người khác trong thời gian sau đó.{{sfn|Holanda|1974|pp=241–242}}
 
Lực lượng vũ trang Brasil được thành lập sau khi quốc gia độc lập, ban đầu gồm các binh sĩ sinh tại Brasil và Bồ Đào Nha, những người duy trì lòng trung thành với chính phủ tại Rio de Janeiro trong chiến tranh ly khai Bồ Đào Nha. Lực lượng vũ trang mang tính cốt yếu đối với kết quả thắng lợi trong các xung đột quốc tế mà Đế quốc đối diện, bắt đầu bằng Độc lập (1822–1824), sau đó là [[Chiến tranh Cisplatina ]] (1825–1828), rồi Chiến tranh [[Chiến tranh Pltata]] (1851–1852), [[Chiến tranh Uruguay]] (1864–1865) và cuối cùng là [[Chiến tranh Paraguay]] (1864–1870). Họ cũng đóng góp công sức giúp đàn áp các cuộc nổi loạn, mà khởi đầu là Liên bang Xích đạo (1824) thời Pedro&nbsp;I, tiếp đến là các cuộc nổi dậy thời kỳ đầu Pedro&nbsp;II, như Chiến tranh Ragamuffin (1835–1845), Cabanagem (1835–1840), Balaiada (1838–1841).{{sfn|Vainfas|2002|p=548}}
 
Hải quân liên tục được hiện đại hóa bằng các phát kiến tối tân trong hải chiến. Lực lượng này tiếp nhận tàu hơi nước trong thập niên 1830, tàu chiến bọc thép trong thập niên 1860, và ngư lôi trong thập niên 1880. Đến năm 1889, Brasil có lực lượng hải quân hùng mạnh thứ năm hoặc thứ sáu trên thế giới{{sfn|Calmon|2002|p=265}} và các thiết giáp hạm mạnh nhất tại Tây bán cầu.{{sfn|Parkinson|2008|p=128}} Lục quân dù có các quân đoàn giàu kinh nghiệm và thiện chiến, song thời bình tệ hại do được trả lương thấp, trang bị không đầy đủ, đào tạo kém và phải trải rộng khắp một lãnh thổ rộng lớn.{{sfn|Lira 1977, Vol 3|p=70}}
 
Bất đồng do chính phủ quan tâm không thích đáng đến các nhu cầu của lục quân bị kiềm chế dưới quyền thế hệ sĩ quan bắt đầu sự nghiệp trong thập niên 1820. Các sĩ quan này trung thành với chế độ quân chủ, tin tưởng quân đội cần nằm dưới quyền kiểm soát dân sự, và ghê tởm chủ nghĩa caudillo (nền độc tài tại các quốc gia châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha) tương phản với điều mà họ đấu tranh. Tuy nhiên, đến thập niên 1880, thế hệ này đã từ trần, nghỉ hưu hoặc không còn tiến hành chỉ huy trực tiếp.{{sfn|Carvalho|2007|p=195}}{{sfn|Lira 1977, Vol 3|p=69}}
 
Bất mãn bắt đầu trở nên rõ rệt hơn trong thập niên 1880, và một số sĩ quan biểu thị bất phục tùng công khai. Hoàng đế và các chính trị gia không làm gì để cải tiến quân đội hay đáp ứng yêu cầu của họ.{{sfn|Barman|1999|p=321}} Sự phổ biến của tư tưởng thực chứng trong giới sĩ quan trẻ tuổi càng làm phức tạp thêm, do nhứng người thực chứng phản đối chế độ quân chủ dựa trên niềm tin rằng một chế độ cộng hòa độc tài sẽ mang lại các tiến bộ.{{sfn|Barman|1999|p=353}} Một liên minh gồm phái lục quân nổi loạn và phái thực chứng hình thành và trực tiếp lãnh đạo cuộc đảo chính cộng hòa vào ngày 15 tháng 11 năm 1889.{{sfn|Carvalho|2007|p=196}} Các tiểu đoàn và thậm chí là nhiều trung đoàn và binh sĩ trung thành với Đế quốc, họ có chung tư tưởng với thế hệ thủ lĩnh cũ và nỗ lực nhằm khôi phục chế độ quân chủ. Các nỗ lực phục vị tỏ ra vô ích và những người ủng hộ đế quốc bị hành quyết, câu lưu hoặc buộc phải nghỉ hưu.{{sfn|Topik|2000|pp=64, 66, 235}}
 
=== Quan hệ đối ngoại ===
Sau khi độc lập từ Bồ Đào Nha, chính sách đối ngoại của Brasil có trọng tâm trước mắt là giành được công nhận quốc tế phổ biến . Quốc gia đầu tiên công nhận chủ quyền của Brasil là Hoa Kỳ, vào tháng 5 năm 1825.{{sfn|Rodrigues|1975|p=168}} Các quốc gia khác tiếp bước thiết lập quan hệ ngoại giao với Brasil trong vài năm sau.{{sfn|Rodrigues|1975|pp=174, 177, 180, 181, 182}} Bồ Đào Nha công nhận hành động ly khai vào tháng 8 năm 1825.{{sfn|Rodrigues|1975|p=148}} Chính phủ Brasil sau đó đặt ưu tiên vào thiết lập biên giới quốc tế thông qua các hiệp định với láng giềng. Nhiệm vụ bảo vệ biên giới được công nhận là điều phức tạp do thực tế là từ năm 1777 đến năm 1801, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã bãi bỏ các hiệp định trước đó của họ về xác định biên giới giữa các thuộc địa của họ tại châu Mỹ.{{sfn|Vainfas|2002|p=301}} Tuy nhiên, Đế quốc có thể ký một số hiệp định song phương với lân bang, gồm có Uruguay (năm 1851), Peru (năm 1851 và 1874), Cộng hòa Tân Granada (sau là Colombia, năm 1853), Venezuela (năm 1859), Bolivia (năm 1867) và Paraguay (năm 1872).{{sfn|Viana|1994|p=525}}{{sfn|Vainfas|2002|p=302}} Đến năm 1889, hầu hết biên giới của Brasil được xác định vững chắc. Các vấn đề còn lại, gồm mua khu vực [[Acre (bang)|Acre]] từ Bolivia để tạo ra hình hài hiện tại của Brasil{{sfn|Viana|1994|p=578}}—chỉ được giải quyết dứt khoát sau khi quốc gia trở thành một nước cộng hòa.{{sfn|Viana|1994|p=575}}
 
Một số xung đột phát sinh giữa Brasil và lân bang. Đế quốc này không trải qua xung đột nghiêm trọng với các láng giềng ở phía bắc và phía tây, do có vùng đệm là rừng mưa Amazon gần như bất khả xâm phạm và cư dân thưa thớt. Tuy nhiên, tại phía nam, các tranh chấp thuộc địa kế tục từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha về quyền kiểm soát các sông có thể thông hành và các đồng bằng hình thành biên giới tiếp tục sau khi độc lập.{{sfn|Vainfas|2002|p=329}} Thiếu vắng biên giới được đồng thuận tại khu vực này dẫn đến một số xung đột quốc tế, từ Chiến tranh Cisplatina đến Chiến tranh Paraguay.{{sfn|Vainfas|2002|pp=323–324}}
 
Công sứ Hoa Kỳ tại Brasil là James Watson Webb từng khẳng định rằng Brasil là một đại cường quốc tại lục địa châu Mỹ cùng với Hoa Kỳ.{{sfn|Smith|2010|p=7}} Sự phát triển của Đế quốc này được Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John C. Calhoun nhận biết ngay từ năm 1844: "Bên cạnh Hoa Kỳ, Brasil là nơi thịnh vượng nhất, vĩ đại nhất và được chế định vững chắc nhất trong toàn bộ các cường quốc châu Mỹ."{{sfn|Smith|2010|p=18}} Đến đầu thập niên 1870,{{sfn|Lira 1977, Vol 2|p=9}} danh tiếng quốc tế của Đế quốc Brasil được cải thiện đáng kể, và duy trì được quốc tế xem trọng cho đến khi bản thân sụp đổ vào năm 1889.{{sfn|Topik|2000|p=56}} Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tên là Christopher Columbus Andrews từng sống tại thủ đô của Brasil trong thập niên 1880, sau này gọi Brasil là một "đế quốc quan trọng" trong hồi ký của mình.{{sfn|Barman|1999|p=306}} Năm 1871, Brasil được mời phân xử tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc trong tranh chấp mang tên "Yêu sách Alabama". Năm 1880, Đế quốc đóng vai trò phân xử giữa Hoa Kỳ và Pháp về tổn thất của kiều dân Hoa Kỳ khi Pháp can thiệp tại Mexico. Năm 1884, Brasil được kêu gọi phân xử giữa Chile và một số quốc gia khác (Pháp, Ý, Anh Quốc, Đức, Bỉ, Áo-Hung và Thụy Sĩ) về tổn thất phát sinh từ [[Chiến tranh Thái Bình Dương]].{{sfn|Rodrigues|1995|p=208}}
 
Chính phủ Brasil sau cùng cảm thấy đủ tự tin để đàm phán một thỏa thuận mậu dịch với Hoa Kỳ vào năm 1889, thỏa thuận đầu tiên được tiến hành với bất kỳ quốc gia nào kể từ hiệp định mậu dịch tai hại và bóc lột với Anh Quốc vào năm 1826 (bãi bỏ năm 1844). Sử gia Hoa Kỳ Steven C. Topik phát biểu rằng Pedro&nbsp;II "tìm kiếm một hiệp định mậu dịch với Hoa Kỳ nằm trong một chiến lược lớn hơn nhằm gia tăng chủ quyền và quyền tự chủ quốc gia." Không như trường hợp hiệp ước trước, Đế quốc ở vào thế vững chắc để nhấn mạnh về điều kiện mậu dịch thuận lợi, do đàm phán diễn ra trong thời gian Brasil có phồn vinh nội bộ và uy tín quốc tế.{{sfn|Topik|2000|p=60}}
 
==Tham khảo==