Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Niết-bàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Phamvong (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Phamvong (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
:Ta đã buông xả tất cả những tham dục (pi. ''rāga''), đã tiêu diệt tất cả sân hận (pi. ''dosa''), ta đã lìa xa tất cả si mê (pi. ''moha'')—Ta đã đạt sự tĩnh lặng (pi. ''sītibhūta''), chứng niết-bàn (pi. ''nibbuta''). ||79||
</div>
Với sự xuất hiện của [[Đại thừa]] (sa. ''mahāyāna''), người ta có một quan điểm mở rộng của Niết-bàn dựa trên khái niệm [[Bồ Tát]] (zh. 菩薩, sa. ''bodhisattva'', pi. ''bodhisatta'') và trên tính nhất thể của vạn vật. Niết-bàn được xem là sự thống nhất với cái nhất thể tuyệt đối (sự bình đẳng của chúng sinh, zh. 眾生平等, sa. ''sattvasamatā'') đó, sự thống nhất của luân hồi với "dạng chuyển hóa" của nó. Ở đây Niết-bàn được xem như sự lưu trú trong tính tuyệthết đốiKhổ, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với tuyệt đối, khi thấy mìnhsự giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng, mọi tham ái.
Nhiều người hiểu Niết-bàn chỉ là một cõi hư vô tịch diệt. Ngay Phật giáo nguyên thủy đã bác bỏ quan niệm đó. Trong nhiều kinh sách, người ta miêu tả Niết-bàn như một "ngọn lửa đã tắt". Đó là một tình trạng không có một vị trí địa lí, mà là một dạng siêu việt, xuất thế (zh. 出世; sa. ''lokottara'') và chỉ có những hành giả đã đạt mới biết được. Vì vậy, trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn hầu như được hiểu xa cách thế gian, giải thoát khỏi phiền não. Người nhập Niết-bàn vượt khỏi mọi định nghĩa, không ngôn ngữ nào có thể miêu tả ông ta. ''[[Tập bộ kinh]]'' (pi. ''suttanipāta'') miêu tả như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
<div class="toccolours">
'''Nguyên văn tiếng Pāli:'''
Dòng 101:
Trong [[Thiền tông]], Niết-bàn cũng không hề tách rời với thế giới này mà chính là sự trực ngộ được thể tính của [[Tâm]], là thể tính của con người, thể tính của [[Phật]]. Thực hiện Niết-bàn phải thông qua trí huệ và vì vậy, có khi Niết-bàn được xem là đồng nghĩa với [[trí huệ bát-nhã]]. Niết-bàn và trí huệ chỉ là hai mặt của một cái duy nhất. Niết-bàn là trạng thái của một người đã đạt trí huệ bát-nhã, đã đạt tri kiến về Tâm và ngược lại Bát-nhã là trí huệ của một người đã chứng đắc Niết-bàn.
== Quan điểm Ấn Độ giáo ==
Theo [[Ấn Độ giáo]], Niết-bàn là sự hủy diệt các vướng mắc và tham ái thế tục như cơ sở của sự hợp nhất với cáithật tuyệt đối, với Thượng đế. Theo S.K. Belvalkar thì khái niệm Niết-bàn này xuất hiện trước khi Phật giáo được thành lập. Theo trường sử thi ''[[Mahābhārata]]'' thì Niết-bàn được xem là sự tịch tĩnh (sa. ''śānti'') và sự thỏa mãn (sa. ''susukkti''). Trong tác phẩm ''Anugītā'', Niết-bàn được xem như "một ngọn lửa không có chất đốt". ''[[Bhagavad Gita|Chí Tôn ca]]'' như chủ ý nhấn mạnh tính đối nghịch với khái niệm Niết-bàn trong Phật giáo vì bài này miêu tả Niết-bàn như sự chứng đắc [[Phạm thiên]] (sa. ''brahman'', 2,71). [[Du-già sư]] (sa. ''yogin'') ở đây không được xem như một ngọn đèn đã tắt (như trong Phật giáo), mà là một ngọn đèn không đứng giữa cơn gió, không bị lay chuyển (6,19). Chứng đạt Niết-bàn được gọi là [[giải thoát]] (sa. ''mokṣa'').
 
== Tham khảo ==