Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Niết-bàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Phamvong (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Phamvong (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
== Quan điểm Phật giáo ==
=== Tổng quan về Niết-bàn ===
Niết-bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được xem là đoạn triệt [[Luân hồi]] (zh, 輪回, sa., pi. ''saṃsāra''). Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện (zh. 不善, sa. ''akuśala'', pi. ''akusala'') là tham, sân và si. Đồng thời Niết-bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của [[nghiệp (Phật giáo)|nghiệp]] (zh. 業, sa. ''karma'', pi. ''kamma''), không còn chịu quy luật nhân duyên ([[duyên khởi]]), Vô vi (zh. 無爲, sa. ''asaṃkṛta''), đặc tính của nó là thiếu vắng sự sinh, thành, hoại, diệt. ''Trưởng lão tăng kệ'' (pi. ''theragāthā'') ghi (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
<div class="toccolours">
'''Nguyên văn tiếng Pāli:'''
Dòng 51:
 
=== Niết-bàn theo quan điểm Đại thừa ===
Trong Đại thừa, người ta nhấn mạnh đến tính chất Bồ Tát nhiều hơn và vì thế khái niệm Niết-bàn không được đề cao nhưng vẫn là mục đích cao nhất trên đường giải thoát. Không có tông phái Đại thừa nào xem Bồ Tát là mức cuối cùng của Phật đạo; đối với Bồ Tát, việc "nhập Niết-bàn" chỉ được "hoãn lại" sau khi toàn thể chúng sinhthực đềuhiện đượcxong giảihạnh thoátnguyện. Ở đây, người ta phân biệt hai loại Niết-bàn: Vô trụ xứ niết-bàn (zh. 無住處涅槃, sa. ''apratiṣṭhitanirvāṇa'') và Trụ xứ niết-bàn (zh. 住處涅槃, sa. ''pratiṣṭhita-nirvāṇa'') với ý nghĩa cố định, bất động).
==== Trung quán tông ====
[[Trung quán tông]] (sa. ''mādhyamika'') cho rằng, Niết-bàn nằm trong tính Không (không tính, zh. 空性, sa. ''śūnyatā''), đó là sự "chấm dứt cái thiên hình vạn trạng", cái chấm dứt đó là sự vắng bóng của mọi ràng buộc thế gian. Niết-bàn là sự thống nhất với [[Chân như]] (zh. 真如, sa. ''tathatā'') không diễn tả được, là cái luôn luôn hiện hữu, nhưng không ai nhận biết. Niết-bàn và sinh tử không hề khác nhau, đứng trên phương diện lí tính tuyệt đối mà nói. Chính cái thức vô minh của chúng ta ngăn cản không cho nhận ra cái lí tính tuyệt đối đó. [[Long Thụ]], được xem là Khai tổ của tông Trung quán, ghi lại như sau trong tác phẩm ''[[Trung luận]]'' (sa. ''madhyamakaśāstra'') nổi danh, phẩm thứ 25, ''Quán Niết-bàn'' (sa. ''nirvāṇaparīkṣā'', Chân Nguyên dịch Phạn-Việt):