n
không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi |
nKhông có tóm lược sửa đổi |
||
=== Niết-bàn theo quan điểm Tiểu thừa ===
Trong [[Tiểu thừa]] (sa. ''hīnayāna''), người ta phân biệt hai loại Niết-bàn:
# Hữu dư niết-bàn (有餘涅槃; sa. ''sopadhiśeṣa-nirvāṇa'', pi. ''savupadisesa-nibbāna''): Niết-bàn còn
# Vô dư niết-bàn (zh. 無餘涅槃, sa. ''nirupadhiśeṣa-nirvāṇa'', pi. ''anupadisesa-nibbāna''): là Niết-bàn không còn
Ngay trong Tiểu thừa thì quan điểm của mỗi phái cũng khác nhau. [[Thuyết nhất thiết hữu bộ]] (zh. 說一切有部, sa. ''sarvāstivāda'') luận về Niết-bàn với khái niệm khả quan, cho rằng Niết-bàn là thể không sinh thành hoại diệt, có thể dần dần đạt đến bằng cách loại trừ khổ. Cứ diệt một loại khổ thì đạt được một cảnh giới của Niết-bàn. Vì thế mà có nhiều loại Niết-bàn và hầu như Niết-bàn là một cảnh giới cụ thể. Đối với [[Kinh lượng bộ]] (zh. 經量部, sa. ''sautrāntika'') thì Niết-bàn chỉ là dạng chấm dứt khổ, nhưng không phải là một cảnh giới vĩnh hằng. [[Độc Tử bộ]] (zh. 犢子部, sa. ''vātsīputrīya'') cho rằng có một cá nhân (sa. ''pudgala'', dịch âm là Bổ-đặc-già-la 補特伽羅) thường còn, hiểu Niết-bàn là cõi mà cá nhân đó tiếp tục tồn tại. Đối với [[Đại chúng bộ]] (zh. 大眾部, sa. ''mahāsāṅghika'')—được xem là tiền thân của phái Đại thừa—thì khái niệm Niết-bàn vô dư không còn quan trọng nữa. Từ đây các bộ phái sau bắt đầu phát triển và sử dụng danh từ Vô trụ xứ niết-bàn (sa. ''apratiṣṭhita-nirvāṇa''). Đó là trạng thái Niết-bàn của các vị Phật đã thoát khỏi ràng buộc của thế gian nhưng chưa muốn hoàn toàn tịch diệt.
|