Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Schleswig-Holstein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up, replaced: → (3) using AWB
n →‎Chủ nghĩa dân tộc và các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức: sửa chính tả 3, replaced: thứ 2 của → thứ hai của using AWB
Dòng 129:
=== Chủ nghĩa dân tộc và các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức ===
 
Vào năm 1800 thì toàn bộ Schleswig-Holstein, với ngoại lệ là Thân vương quốc Lübeck và Công quốc Sachsen-Lauenburg(lúc này còn là công quốc độc lập), nằm dưới sự quản lý của Đan Mạch. Thành phố [[Altona]](nay là một quận của Hamburg) lúc đó là thành phố lớn thứ 2hai của vương quốc sau Kopenhagen. Vào lúc cuối của [[Chiến tranh Napoleon]] thì Đan Mạch thuộc về phe thất bại với hệ thống tài chính đổ nát. Sự phá bỏ những điều cam kết đã làm cho đồng tiền riêng trở thành nạn nhân của sự vỡ nợ của nhà nước. Vào năm 1813, một loại thuế bắt buộc được áp đặt một cách hà khắc cho các công quốc càng làm tăng thêm sự bất mãn. Chủ nghĩa dân tộc đã trỗi dậy không chỉ ở Đan Mạch mà còn ở Đức đã dẫn tới những quan điểm đối lập về sự trực thuộc của cái được gọi là các công quốc sông Elbe([[Elbherzogtümer]]) và dẫn tới 2 cuộc chiến tranh. Tranh cãi không xảy ra với Holtein, nơi mà chỉ có người Đức định cư và thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh từ Sơ kỳ Trung cổ và Liên hiệp Đức từ sau 1815 và Đan Mạch chỉ có quản lý vùng này, mà về Công quốc Schleswig. Những người theo chủ nghĩa dân tộc tự do ở Đức cũng như ở Đan Mạch đều cho là phần đất này hoàn toàn thuộc về mình, tuy rằng phần đất này được chia ra thành miền Bắc, nơi chủ yếu nói tiếng Đan Mạch và có đặc tính Đan Mạch và miền Nam, nơi chủ yếu nói tiếng Đức và mang đặc tính Đức.
 
[[Uwe Jens Lornsen]] là người Bắc Fri-dơ ở đảo [[Sylt]] đã tích cực đấu tranh cho miền Nam tiếng Đức của Schleswig, ông và những người cùng chí hướng thường viết liền "Schleswigholstein" để nhấn mạnh bằng văn bản sụ trực thuộc không thể tách rời của hai khu vực. Từ năm 1840 thì những người theo chủ nghĩa dân tộc tự do của Đức cũng như Đan Mạch đều tìm cách gây ảnh hưởng ở Schleswig, điều đó đã dẫn đến xung đột. Năm 1848, xung đột đã nổ ra công khai trong mối liên quan với [[Cách mạng Tháng 3]]. Một chính phủ lâm thời được thành lập ở Kiel đã đòi tiếp nhận toàn bộ Schleswig-Holstein vào Liên hiệp Đức; trong khi đó thì ở Kopenhagen một chính phủ dân tộc tự do được bổ nhiệm, thành phần gồm nhiều thành viên là người được gọi là Đan Mạch sông Eider([[Eiderdänen]]), mục tiêu của những người này là sát nhập Schleswig vào Vương quốc Đan Mạch và tách vùng Holstein thuộc Đức ra theo hiến pháp.