Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Thượng Tá → Thượng tá, NXB → Nhà xuất bản, Hộ Pháp → Hộ pháp, Thượng Đế → Thượng đế using AWB
n →‎Các chức phẩm Nam phái: sửa chính tả 3, replaced: thứ 3 của → thứ ba của using AWB
Dòng 125:
Sau khi Ngọc Chưởng pháp Trần Văn Thụ qua đời giữa năm 1927, ngôi vị Ngọc Chưởng pháp được phong cho Quyền Thượng Chưởng pháp Trần Ðạo Quang. Năm 1931, ông Trần Đạo Quang hợp tác với Thái Phối sư Nguyễn Văn Ca lập phái Minh Chơn Lý, đến năm 1935 thì ông lại về [[Bạc Liêu]] hợp với ông [[Cao Triều Phát]] mở ra phái Minh Chơn Ðạo. Năm 1937, ông ra [[Đà Nẵng]] xây dựng Cơ quan Truyền giáo Trung Việt, tiền thân của Hội Thánh Truyền giáo Cao Đài Đà Nẵng sau này. Tuy ông ly khai khỏi [[Tòa Thánh Tây Ninh]], ngôi vị Ngọc Chưởng pháp vẫn do ông chấp chưởng cho đến ngày ông qua đời vào năm 1946. Từ đó, ngôi vị này bỏ trống cho đến ngày nay.
 
Theo quy chế đạo, ngôi vị Đầu sư là ngôi vị đứng thứ 3ba của Nam phái, gồm 3 vị, đứng đầu mỗi phái. Ba chức sắc đầu tiên được phong ngôi vị đầu sư gồm Thượng Đầu sư [[Lê Văn Trung (giáo tông)|Lê Văn Trung]], Thánh danh Thượng Trung Nhựt, phong ngày 11 tháng Ba năm Bính Dần (tức ngày [[22 tháng 4]] năm [[1926]]); Ngọc Đầu sư Lê Văn Lịch, Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt, phong ngày 12 tháng Ba năm Bính Dần (tức ngày [[23 tháng 4]] năm 1926); và Thái Đầu sư Thích Thiện Minh, thế danh Nguyễn Văn Giáp, Thánh danh Thái Minh Tinh, được phong ngày 13 tháng Mười năm Bính Dần (tức ngày [[17 tháng 11]] năm 1926).
 
Do Hòa thượng Thích Thiện Minh cũng thiên về hoạt động trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ cùng với thầy mình là Hòa thượng Thích Từ Phong, ngày 12 tháng Chạp năm Bính Dần (tức ngày [[15 tháng 1]] năm 1927), ngôi vị Thái Đầu sư được phong cho ông Dương Văn Nương (Thánh danh Thái Nương Tinh). Ông qua đời vào cuối năm 1929.