Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xixaxixup (thảo luận | đóng góp)
Dòng 40:
Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu là hệ tư tưởng hay hệ thống kinh tế đối lập với chủ nghĩa tư bản. Cuộc chiến về lí luận và thực tế giữa những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội là trung tâm của các sự kiện thế giới trong suốt thế kỷ XX.
 
Những người theo chủ nghĩa xã hội hay ủng hộ chủ nghĩa xã hội công kích chủ nghĩa tư bản đã gây ra bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, chế độ đẳng cấp, nạn bóc lột lao động, lối sống thực dụng, tha hoá con người. Họ cũng công kích những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản dung dưỡng, dung túng cho nhiều chế độ [[chế độ quân chủ|quân chủ]], [[thần quyền]] (như một số nước [[Trung Đông]] và một số nước khác hiện nay), cho chủ nghĩa [[phong kiến]] và [[địa chủ]], các hủ tục, cho các chế độ [[phân biệt chủng tộc]] (như [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]]). Chủ nghĩa tư bản theo họ là cha đẻ cho [[chủ nghĩa thực dân]] ([[chủ nghĩa đế quốc]]), hay thao túng kinh tế các nước nghèo đói. Chủ nghĩa tư bản được xem là góp phần dựng nhiều chế độ [[độc tài]] hay cai trị độc đoán, [[chủ nghĩa toàn trị|chuyên chế]] ở [[Mỹ Latinh|Mỹ Latin]] ([[Haiti]], [[Nicaragua]],[[Paraguay]], [[Chile]], [[Argentina]], [[Peru]], [[El Salvador]]...), ở [[Philippines]], [[Hàn Quốc|Nam Triều Tiên]], [[Nam Việt Nam]], [[Indonesia]] trước đây, chế độ quân phiệt và độc đoán [[Tưởng Giới Thạch]] ở [[Trung Quốc]] và [[Đài Loan]], ở một số nước [[châu Phi]], chế độ độc đoán trước đây ở [[Tây Ban Nha]] và [[Bồ Đào Nha]].{{fact}}
 
Những người theo chủ nghĩa tư bản hay ủng hộ chủ nghĩa này đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội gây ra nhiều cuộc [[nội chiến]], các cuộc cách mạng (mà họ thường gọi là đảo chính hay nổi loạn), sự cưỡng ép các mô hình kinh tế tập thể hay nhà nước gây nghèo đói, tham nhũng, tước đoạt quyền tư hữu. Họ cho các nạn đói trên diện rộng ở [[Trung Quốc]], [[Campuchia]],... một số nước [[châu Phi]] trước đây là hậu quả của kinh tế hợp tác cưỡng ép. Những người theo chủ nghĩa tư bản cũng cho chủ nghĩa xã hội cản trở cho [[tự do kinh doanh]] của người dân, để [[nhà nước]] thao túng toàn bộ kinh tế (bao gồm cả [[truyền thông]], [[giáo dục]], [[y tế]]...) gây bất bình đẳng, chậm phát triển. Đường lối chống [[tôn giáo]] của một số phái chủ nghĩa xã hội bị xem là cực đoan. Nhiều người theo chủ nghĩa tư bản cũng đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội gây ra các chế độ cai trị độc đoán ở [[Bắc Phi]] và một số nước châu Phi khác ([[Zimbabwe]],...), [[Syria]], [[Iraq]], [[Myanmar|Miến Điện]] trước đây, các chế độ độc đoán của [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] ([[Liên Xô]]), [[Mao Trạch Đông]] ([[Trung Quốc]]), [[Nicolae Ceauşescu]] ở [[România]],... chế độ diệt chủng [[Pol Pot]] ở [[Campuchia]]. Tuy nhiên, nền kinh tế ở các nước Xã hội Chủ nghĩa không bị khủng hoảng theo chu kì và ổn định hơn các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.{{fact}}
 
Cả hai phía ủng hộ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đều đổ lỗi cho nhau trong sự xuất hiện của [[chủ nghĩa phát xít]]. Sự phát triển của các phong trào [[Hồi giáo cực đoan]] được những người theo chủ nghĩa xã hội đổ lỗi cho sự khuyến khích của chủ nghĩa tư bản để chống lại chủ nghĩa xã hội, nhưng bản thân những người này có khi cũng chống cả chủ nghĩa tư bản.{{fact}}
 
Những người ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản hay theo chủ nghĩa tư bản thường dựa trên lập trường của [[chủ nghĩa cá nhân]], vì thế họ thường coi trọng các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Chủ nghĩa tư bản hỗ trợ cho quá trình xóa bỏ nhà nước quân chủ thần quyền ở châu Âu, tuy nhiên do những khuyết tật vốn có của nó nên các nền [[dân chủ đại nghị]] được xây dựng sau đó thường "méo mó" và chỉ được hoàn thiện thêm các giai đoạn sau này. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản đã hỗ trợ đắc lực cho [[chủ nghĩa đế quốc]] lần thứ nhất (sau các phát kiến địa lý) mà chủ yếu là ở các vùng đất mới như châu Mỹ, mặc dù nó được xem là hệ quả của chính sách các chính quyền quân chủ đương thời nhiều hơn. Các công ty tư bản còn lập ra các hải đội để xâm chiếm thưộc địa ở các vùng đất nghèo nàn, lạc hậu hơn như châu Á, châu Phi... Tuy nhiên các quá trình xâm chiếm chiếm thuộc địa bị gián đoạn trong giai đoạn [[châu Âu]] xảy ra nhiều cuộc cách mạng, chiến tranh đầu thế kỷ XIX.{{fact
 
Chủ nghĩa tư bản một lần nữa góp phần tạo dựng lên [[chủ nghĩa đế quốc]] lần thứ hai nửa sau thế kỷ XIX, mặc dù nó hay được xem là hệ quả của chính sách quân phiệt, hay dân tộc nước lớn nhiều hơn. Quá trình thực dân hóa kết thúc vào khoảng những năm 1960. Nhìn chung chủ nghĩa tư bản đã hỗ trợ nhiều hơn cho các quá trình hiện đại hóa ở các chính quốc (và cả các tác động từ lực lượng cánh tả chủ yếu cánh tả ôn hòa), nhưng lại được xem là có lỗi khi cùng tư tưởng dân tộc nước lớn tạo dựng nên các thuộc địa cai trị hà khắc (trừ một số ít nơi), cho dù hệ quả gián tiếp là các tư tưởng [[dân chủ]] cũng xâm nhập vào các vùng đất này đi kèm với sự suy yếu của hệ thống phong kiến và quá trình hiện đại hóa bộ máy quản lý cai trị.{{fact}}
 
Tuy nhiên đứng trước lo ngại của phong trào [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]] (chủ yếu là mang tính cấp tiến) hay cộng sản chủ nghĩa, hay các phong trào tôn giáo cực đoan chống tư bản, và các mong muốn có được ảnh hưởng ở các nước mới độc lập, đặc biệt là tạo điều kiện cho các tập đoàn tư bản đầu tư nên các nhà nước thực dân khi trao trả độc lập thường trao lại chính quyền cho các tổ chức [[chủ nghĩa dân tộc|dân tộc chủ nghĩa]] ôn hòa, hay các [[chính phủ bù nhìn|chính quyền bù nhìn]] tồn tại từ trước, hoặc các lực lượng chống cộng sản, hay chống tư tưởng [[tôn giáo]] cực đoan cho dù họ có vai trò trong đấu tranh giải phóng dân tộc hay không. Nhiều nơi, phong trào phi thực dân hóa chỉ được tiến hành từng bước theo mô thức như tự quản đến tự trị rồi độc lập. Một loạt các chế độ [[độc tài]] dựng lên dưới sự ủng hộ hay dung dưỡng của chủ nghĩa tư bản phương Tây ở nhiều nước mới thoát ra khỏi thực dân (tiêu biểu ở [[Mỹ Latinh]] và [[châu Phi]]), hoặc sự duy trì của các chế độ mang màu sắc phong kiến, hay quân chủ (ở những nước mà ảnh hưởng tôn giáo lớn, hay các chế độ quân chủ được một bộ phận khá lớn dân tin tưởng như ở [[Trung Đông]]), được xem là thành trì bảo vệ chủ nghĩa tư bản chống lại chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hay tôn giáo cực đoan. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi có sự dung dưỡng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, là tiền đồn chống lại các tư tưởng chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản phát triển ở miền nam châu Phi, bao gồm cả ở Nam Phi. Tuy phản đối các chế độ độc tài ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha một thời nhưng do các chính sách chống cộng sản nên các nhà nước này vẫn được sự chấp nhận phần nào ở phương Tây. Các quá trình dân chủ hóa ở các quốc gia này hết sức chậm chạp, ở một số nước đã nổ ra các cuộc [[cách mạng]] dù đa phần là khá ổn định nhờ vào các chính sách tư bản tạo một nền kinh tế tương đối "dễ thở" cho dù tồn tại khá nhiều bất công.{{fact}}
 
Do bản chất chủ nghĩa tư bản rất thực dụng nên họ thường thỏa hiệp với các chính quyền phong kiến hay nửa phong kiến, các chế độ quân sự hay dân tộc chủ nghĩa phi dân chủ, hay các chính quyền của đảng cộng sản, hay các đảng mang màu sắc xã hội chủ nghĩa khác lãnh đạo, miễn là có lợi cho họ đầu tư. Các lý thuyết tự do, dân chủ thường bị những trùm [[tài phiệt]] của chủ nghĩa tư bản xao lãng. Tuy nhiên trong một vài thập kỷ gần đây những người theo đuổi chủ nghĩa tư bản ở phương Tây quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tự do, dân chủ hay nhân quyền ở các nước kém phát triển, bao gồm cả các nước đồng minh của họ trong [[chiến tranh Lạnh|chiến tranh lạnh]] chống chủ nghĩa cộng sản trước đây.{{fact}}
 
Ngược các lực lượng cánh hữu thường tập trung vào các vấn đề [[quyền tự do|tự do]], dân chủ, nhân quyền, hay quyền lợi dân tộc, mà ít coi trọng đến giải quyết các vấn đề về xã hội như phân hóa giàu - nghèo, tình trạng thất nghiệp, hay các vấn đề xã hội khác như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, các lực lượng cánh tả các nước tư bản chú ý nhiều hơn đến các khía cạnh này, đấu tranh nhiều hơn cho các lĩnh vực bình đẳng giới hay bảo vệ môi trường,... và thường ít chú ý hơn đến các vấn đề về chống [[độc tài]] và vi phạm quyền cá nhân, mặc dù tôn trọng dân chủ đại nghị. Tuy nhiên sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, xuất hiện các tư tưởng thiên hữu nhiều hơn trong các lực lượng cánh tả, họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về [[dân chủ]] và [[nhân quyền]], và chú trọng nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế hơn là bình đẳng.{{fact}}
 
Nhìn chung sự xích lại gần nhau của các lực lượng cánh hữu và cánh tả như sự chấp nhận nhiều hơn của [[cánh hữu]] trong vấn đề [[an sinh xã hội]] hay tạo việc làm, tạo điều kiện cho các tổ chức [[công đoàn]] hoạt động, mở rộng phổ thông đầu phiếu, hay cánh tả trong bảo vệ các quyền cá nhân, kể cả quyền tư hữu và kinh doanh đã làm cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xích lại gần nhau hơn. Chia sẻ quan điểm về dân chủ nhưng bất đồng vai trò nhà nước là đặc điểm thường thấy ở các nước phát triển của cánh tả và hữu, cánh hữu không mấy tin tưởng ở nhà nước, tạo không gian lớn hơn cho thị trường tự điều tiết, còn cánh tả muốn nhà nước có vai trò lớn hơn trong điều tiết kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên các mô hình kinh tế của [[cánh tả]] thường chỉ thích nghi trong một số hoàn cảnh nhất định, và hay được xem cho năng suất lao động yếu, sự đặc quyền đặc lợi và tham nhũng do hệ thống quản lý yếu kém ở một số nước, cũng như can thiệp nhà nước thái quá gây bất bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường, xã hội hóa không thực hiện được và hay biến tướng thành nhà nước hóa [[tư liệu sản xuất]], nên ảnh hưởng cánh tả nhiều nơi suy yếu. Song sự trỗi dậy của cánh hữu nhiều nơi đi kèm với [[toàn cầu hóa]] của chủ nghĩa tư bản đã gây ra nhiều hệ quả mới ở các nước như sự phân hóa xã hội ngày càng lớn, quan hệ "chủ - tớ" trong quan hệ sản xuất tư bản vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố bất bình đẳng chủ yếu do luật pháp yếu kém, các chính sách đầu tư nước ngoài ở các nước kém phát triển thường đem lại lợi ích trước mắt nhưng có thể gây tổn hại cho các lợi ích lâu dài (mà hay được xem là [[chủ nghĩa thực dân mới]]), tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, sự suy đồi đạo đức..., các nền dân chủ đại nghị có nhiều ưu điểm nhưng vẫn không thể che hết những khuyết điểm, và tạo điều kiện cho tư tưởng cực đoan phát triển như tư tưởng vô chính phủ (chán ghét nhà nước bất kỳ, không tin tưởng các đảng phái)... hay là các phong trào chính trị tôn giáo cực đoan (cực hữu) chống lại chủ nghĩa tư bản hay văn hóa, tôn giáo du nhập từ phương Tây và vô thần (như phong trào [[Hồi giáo cực đoan]]).{{fact}}
 
== Các nước xã hội chủ nghĩa ==