Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoạn quan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 8:
 
== Hoạn quan Trung Quốc ==
{{thể loại xem thêm|Thể loại:Hoạn quan Trung Quốc}}
Trong lịch sử [[Trung Quốc]], hoạn quan đã có từ thời [[Nhà Chu|Tây Chu]], đương thời gọi là '''tử nhân''', hoặc '''hạng nhân''', '''yêm doãn''', '''nội tiểu thần'''.<ref>Sách Chu lễ</ref> Được tuyển dụng để làm một số công việc cung đình: truyền lệnh của nhà vua đến các quan, canh gác hậu cung, quét dọn phòng ốc, liên lạc giữa nhà vua với các cung phi... Vào thời Tây Chu các nước Tề, Sở, Tần, đều có hoạn quan, và gọi bằng các tên như hình thần, ty cung. Thời [[Chiến Quốc]] nước Triệu có Hoạn giả lệnh coi về hoạn quan. Nước Tần có hoạn quan đảm nhận chức Xa phủ lệnh. Sau khi Tần thống nhất Trung nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh. Thời [[Nhà Hán|Tây Hán]], các hoạn quan được gọi là '''thường thị''' có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh. Đến nhà Đường đổi là '''trung quan'''.<ref>Hoạn quan trong cung đình xưa - Lê Nguyễn</ref>