Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học Marx-Lenin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: bachkhoatoanthu.gov.vn → xxxx using AWB
xóa các nguồn tự xuất bản
Dòng 1:
'''Triết học Marx-Lenin''' (phiên âm tiếng Việt: '''Triết học Mác - Lênin''') hay '''học thuyết Marx-Lenin''' là một trong ba bộ phận cấu thành của [[chủ nghĩa Marx-Lenin]], được [[Karl Marx|Marx]], [[Friedrich Engels|Engels]] sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]] và các nhà macxit khác phát triển thêm. [[Triết học]] Marx-Lenin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Marx-Lenin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.<ref>http://dictionary.xxxx/default.aspx?param=140CaWQ9MjA3MiZncm91cGlkPTE2JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=11</ref>
 
Triết học Marx-Lenin hình thành dựa trên hệ thống quan điểm của Marx, Engels và được Lenin bổ sung sau này. Trong đó Engels đã phát triển triết học Marx, thông qua việc khái quát các thành tựu khoa học và phê phán các lý thuyết triết học duy tâm, siêu hình và cả những quan niệm duy vật tầm thường ở những người muốn trở thành những người Mác-xít. Với những tác phẩm chủ yếu của mình như: ''Chống Duyring'', ''Biện chứng của tự nhiên'', ''Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước'', ''Lut vich Phoi bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức'', Engels đã trình bày học thuyết Mác nói chung và triết học Mác nói riêng dưới dạng một '''hệ thống lý luận'''. Ngoài ra những ý kiến bổ sung, giải thích của Engels sau khi Mác qua đời đối với một số luận điểm của ông trước đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mác.<ref>Triết học Mác – Lênin, chương trình cao cấp, tập I, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994, trang 129</ref>