Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Từ nguyên: sửa chính tả 3, replaced: Công Giáo → Công giáo using AWB
Dòng 13:
Ngày nay, các Giáo hội [[Chính thống giáo]] Hy Lạp, Nga và Serbia vẫn dùng cách gọi như thế cho các giám mục và cả linh mục, tuy nhiên, Giáo hội Công giáo Rôma chỉ sử dụng từ ngữ này dành cho vị Giám mục Rôma. Lịch sử Giáo hội Công giáo ghi nhận, [[Giáo hoàng Grêgôriô VII]] (1073-1085) là người đã chính thức giới hạn việc dùng từ "papa".
 
Từ "Giáo hoàng" trong [[tiếng Việt]] thực ra không dịch sát từ gốc Latinh, nó được dịch cách cảm quan để gọi một vị lãnh đạo tinh thần có quyền lực như một vị vua. Gần đây có ý kiến đề xuất trở lại dùng cách gọi '''Giáo tông'''.<ref>{{chú thích web|author1=Stêphanô Huỳnh Trụ|title=Từ vựng Công Giáogiáo: Giáo hoàng - Giáo chủ - Giáo tông|url=http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20150710/31353}}</ref> Thông thường, các giáo hữu Công giáo Việt Nam hay sử dụng danh xưng ''Đức Giáo hoàng'' hoặc ''Đức thánh cha'' thể hiện sự tôn kính.
 
Trước thế kỷ 20 [[từ điển]] tiếng Việt còn dùng ''Đức Giáo tông'' và ''Đại phụ Thánh hội tông'' để chỉ ngôi vị Giáo hoàng.<ref>Génibrel, J.F.M. ''Tây ngữ thích Nam tổng lược''. Saigon: Imprimerie de la Mission à Tân-định, 1898.</ref> Sách chữ Nôm thì dùng ''Đức thánh Pha Pha''.<ref>Phạm Xuân Hy. ''Phép dòng chị em mến câu rút đức Chúa Giê Su''. Paris: Bản thảo, 2009.</ref>