Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ dân phố”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
sao chép, vi phạm bản quyền http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=27990
Dòng 3:
 
'''Tổ dân phố''', hoặc '''khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu''',... là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư tại Việt Nam.
 
Tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố (theo quy định của Thông tư số 04/2010/TT-BNV ngày 31/8/20102 về Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố).
 
Tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một phường, thị trấn; nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
 
== Tổ chức ==
Mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng, 01 Tổ phó tổ dân phố và các tổ chức tự quản khác của tổ dân phố. Trường hợp tổ dân phố có trên 600 hộ gia đình thì có thể bố trí thêm 01 Tổ phó tổ dân phố.
 
== Điều kiện. ==
Ở vùng đồng bằng phải có từ 250 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 150 hộ gia đình trở lên. Ngoài ra, cần phải có có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và ổn định cuộc sống của người dân.
 
== Nội dung hoạt động ==
1. Cộng đồng dân cư tổ dân phố bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở phường, thị trấn; bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện các công việc tự quản không trái với quy định của pháp luật trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, xóa đói, giảm nghèo; thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những công việc do cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên triển khai đối với tổ dân phố; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước; bảo đảm đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương; xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; phòng chống các tệ nạn xã hội và xóa bỏ hủ tục lạc hậu.
 
2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy ước của tổ dân phố; tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức chính trị - xã hội phát động.
 
3. Thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ tổ dân phố hoặc Đảng ủy cấp xã hay chi bộ sinh hoạt ghép (nơi chưa có chi bộ chi bộ tổ dân phố), củng cố và duy trì hoạt động có hiệu quả của các tổ chức tự quản khác của tổ dân phố theo quy định của pháp luật.
 
4. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổ trưởng tổ dân phố và Tổ phó tổ dân phố. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.